tailieunhanh - Trần Đại Nghĩa - nhà khoa học kiệt xuất, vị tướng khiêm nhường

Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997) là một nhà khoa học kiệt xuất (1), được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, tên tuổi ông trở thành một huyền thoại đối với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Những đóng góp của ông đối với công cuộc cách mạng Việt Nam vô cùng to lớn, nhưng cuộc đời ông lại hết sức bình dị, khiêm nhường. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 TRẦN ĐẠI NGHĨA - NHÀ KHOA HỌC KIỆT XUẤT, VỊ TƯỚNG KHIÊM NHƯỜNG ĐỖ THỊ THẢO* Tóm tắt: Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997) là một nhà khoa học kiệt xuất(1), được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước, tên tuổi ông trở thành một huyền thoại đối với nhiều thế hệ người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Những đóng góp của ông đối với công cuộc cách mạng Việt Nam vô cùng to lớn, nhưng cuộc đời ông lại hết sức bình dị, khiêm nhường. Từ khóa: Giáo sư Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học kiệt xuất, giải thưởng Hồ Chí Minh. 1. Tuổi trẻ và niềm đam mê chế tạo vũ khí Trần Đại Nghĩa có tên là Phạm Quang Lễ. Ông sinh ngày 13-9-1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Thủa niên thiếu, ông là cậu bé ham học và thông minh nổi tiếng. Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, lại mồ côi cha từ khi mới 7 tuổi, song với tư chất thông minh và sự chăm chỉ, chịu khó, cậu bé Lễ luôn luôn đạt kết quả học tập xuất sắc toàn diện, nhất là toán và các môn tự nhiên. Năm 1926, Phạm Quang Lễ thi đỗ hạng ưu vào trường Trung học đệ nhất cấp Mỹ Tho, được nhận học bổng trong 4 năm học (1926 1930). Năm 1930, Phạm Quang Lễ thi đỗ vào Trường Petrus Ký (nay là Trường chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh) và được học bổng 3 năm liền. Năm 20 tuổi (1933), Phạm Quang Lễ đã trở thành thủ khoa cả tú tài bản xứ và tú 104 tài Tây. Nhưng Phạm Quang Lễ không ra Hà Nội để học tiếp mà đi làm ở Tòa sứ Mỹ Tho, hy vọng sẽ du học để thực hiện hoài bão còn đang ấp ủ. Tình cờ, Phạm Quang Lễ nhận được sự giúp đỡ của ông Vương Quang Ngưu - một nhà báo Việt kiều yêu nước từ Pháp về. Ông Ngưu đã vận động để Phạm Quang Lễ được nhận một năm học bổng của Hội Ái hữu Trường Chasseloup Laubart (Pháp). Nếu thi đậu đại học sau một năm học tại đây, Chính phủ Pháp sẽ tiếp tục cấp học bổng(2). Tháng 9-1935, Phạm Quang Lễ sang Pháp du học khi tròn 22 tuổi. Thạc sĩ, Viện Quan hệ quốc tế, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN