tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về những vấn đề pháp lý cơ bản của việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong TTHS Việt Nam như: khái niệm kháng nghị tố tụng, kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị tái thẩm, đặc điểm của kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, quá trình hình thành, phát triển các quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, căn cứ, thẩm quyền, thời hạn, hệ quả pháp lý,. của kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm. | Kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam Nguyễn Như Thắng Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự; Mã số: 60 38 01 04 Người hướng dẫn: . Nguyễn Ngọc Chí Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Luật hình sự; Tố tụng hình sự; Tái thẩm; Pháp luật Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay thì việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, nhưng cũng không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là những định hướng quan trọng của pháp luật TTHS Việt Nam. Để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp, Đảng ta đã có những quan điểm chỉ đạo về cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, đặc biệt tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ chính trị đã xác định mục tiêu là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao [4]. Trong những năm qua, công tác tư pháp nói chung và công tác giải quyết án hình sự nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo đó, các hoạt động TTHS được tiến hành một cách minh bạch hơn, khách quan hơn, quyền lợi của người tham gia tố tụng được đảm bảo hơn, xu thế mở rộng tranh tụng tiếp tục được khẳng định. Tuy vậy, vẫn còn một số bản án, quyết định sau khi có HLPL mới phát hiện ra có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đó, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, nên phải kháng nghị giám đốc thẩm hoặc kháng nghị tái thẩm. Thực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN