tailieunhanh - Đóng góp của đồng bào công giáo Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa - xã hội

Với những kết quả rất đáng ghi nhận trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, có thể thấy, người Công giáo Việt Nam đã góp phần không nhỏ xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đồng thời đó cũng là minh chứng rõ nét về vai trò, trách nhiệm của người Công giáo trong việc thực hiện phong trào “Kính chúa, yêu nước” và thực hiện Thư chung năm 1980 của Hội đồng giám mục Việt Nam đó là: “Gắn bó với dân tộc và đất nước. sống phúc âm giữa lòng dân tộc” | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (73) - 2013 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI PHẠM THANH HẰNG* Tóm tắt: Trong những năm qua, người Công giáo đã hoà nhập “sống tốt đời, đẹp đạo”, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước với nhiều việc làm thiết thực và hiệu quả theo đúng đường hướng mục vụ “đồng hành cùng dân tộc và dấn thân phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của người Công giáo Việt Nam. Bài viết nêu khái quát một số đóng góp của đồng bào Công giáo trong lĩnh vực văn hoá - xã hội như hoạt động từ thiện xã hội (bao gồm những đóng góp trong lĩnh vực y tế, giáo dục và một số đóng góp trong các lĩnh vực từ thiện nhân đạo khác); hoạt động xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nước ta trong thời gian vừa qua. Với những kết quả rất đáng ghi nhận trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, có thể thấy, người Công giáo Việt Nam đã góp phần không nhỏ xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đồng thời đó cũng là minh chứng rõ nét về vai trò, trách nhiệm của người Công giáo trong việc thực hiện phong trào “Kính chúa, yêu nước” và thực hiện Thư chung năm 1980 của Hội đồng giám mục Việt Nam đó là: “Gắn bó với dân tộc và đất nước. sống phúc âm giữa lòng dân tộc”. Từ khóa: Công giáo, đạo công giáo. Đạo Công giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, là tôn giáo đã có mặt ở nước ta gần 5 thế kỷ (1533 2010), có số lượng tín đồ lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Phật giáo). Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người Công giáo (trong tổng dân số) xếp thứ ba ở Châu Á, sau Đông Timor và Philippines(1). Đạo Công giáo ra đời ở Trung Á nhưng lại phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu. Từ một tôn giáo mang đậm nét văn hóa, văn minh Châu Âu - một tôn giáo có vẻ như hoàn toàn xa lạ với xã hội Việt Nam, đến nay đạo Công giáo đã 98 phát triển nhanh chóng, trở thành tôn giáo lớn ở Việt Nam, với nhiều hoạt động đa dạng và có những ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam.(1) Có thể nói, từ Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN