tailieunhanh - Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ trong lịch sử Việt Nam

Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Văn Miếu, Văn Từ và Văn Chỉ đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long dưới triều vua Lý Thánh Tông (1070) để phụng thờ Khổng Tử và những vị học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. | Văn Miếu, Văn Từ, Văn Chỉ. VĂN MIẾU, VĂN TỪ, VĂN CHỈ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM NGUYỄN PHƯƠNG CHI* NGUYỄN KỲ NAM** Tóm tắt: Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Văn Miếu, Văn Từ và Văn Chỉ đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần và thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long dưới triều vua Lý Thánh Tông (1070) để phụng thờ Khổng Tử và những vị học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Trải qua các triều đại như Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn, Văn Miếu đã có những thay đổi nhất định về đối tượng tuyển sinh cũng như hình thức thi cử. Trong đó, vào thời Lê sơ Nho giáo đã phát triển cực thịnh, đặc biệt vào năm 1484 Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ đạt từ khoa thi năm 1442 trở đi. Hiện nay, còn lại 82 tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Song hành với hệ thống Văn Miếu tại Trung ương, cấp tỉnh, huyện, Văn Từ và Văn Chỉ dần được hình thành ở các làng, xã để không chỉ thờ phụng Khổng Tử mà còn để vinh danh những người đỗ đạt trong làng, xã. Trong đó, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh (xứ Kinh Bắc xưa) có sự hiện diện phong phú của hệ thống Văn Từ, Văn Chỉ. Từ khóa: Văn Miếu, Văn Từ, Văn Chỉ. 1. Văn Miếu Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử (551 497 TCN), nhà tư tưởng, nhà chính trị và là người sáng lập ra học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc. Miếu thờ Khổng Tử (Khổng Tử Miếu), hoặc còn gọi là Khổng Miếu, Phu Tử Miếu, Văn Miếu. Phần lớn trong các miếu thờ Khổng Tử đều có chỗ để học, nên Khổng Miếu cũng gọi là Văn Miếu. Ở Trung Quốc trước thế kỷ XV chưa gọi Khổng Miếu là Văn Miếu. Vào cuối đời Đường, nhà Đường phong Khổng Tử làm Văn Tuyên Vương, nên gọi Khổng Miếu là Văn Tuyên Vương Miếu. Chỉ đến thời Minh, niên hiệu Minh Vĩnh Lạc (1403 1424) trở đi mới gọi Khổng Miếu là Văn Miếu. Vì thế, từ thế kỷ XV, sử sách của Việt Nam đều ghi là Văn Miếu.(*) Văn Miếu được xây dựng nhằm phụng thờ những bậc Tiên thánh Khổng Tử; Tiên hiền (gồm Nhan Tử, Tăng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.