tailieunhanh - Đạo lý sống của người Việt Nam qua câu tục ngữ “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Bài viết phân tích đạo lý sống của người Việt Nam thể hiện ở câu tục ngữ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đây là một câu tục ngữ rất phổ cập của nhân dân Việt Nam. Nó thể hiện thái độ ứng xử và tình cảm của người Việt Nam đối với nhau trước những khó khăn diễn ra trong đời sống hàng ngày. Câu nói đó đơn giản nhưng lại có nội dung súc tích về đạo lý sống. | Đạo lý sống của người Việt Nam. ĐẠO LÝ SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM QUA CÂU TỤC NGỮ “MỘT MIẾNG KHI ĐÓI BẰNG MỘT GÓI KHI NO” LÊ THI * Tóm tắt: Bài viết phân tích đạo lý sống của người Việt Nam thể hiện ở câu tục ngữ “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đây là một câu tục ngữ rất phổ cập của nhân dân Việt Nam. Nó thể hiện thái độ ứng xử và tình cảm của người Việt Nam đối với nhau trước những khó khăn diễn ra trong đời sống hàng ngày. Câu nói đó đơn giản nhưng lại có nội dung súc tích về đạo lý sống. Nội dung của đạo lý sống thể hiện ở câu tục ngữ này là tình đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là khi khó khăn. Đạo lý đó đã góp phần giúp dân tộc vượt qua bao khó khăn gian khổ do thiên tai, chiến đấu kiên cường để bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước cho đến ngày nay. Từ khóa: Đạo lý; cách sống; Việt Nam. Người Việt Nam, đặc biệt ở nông thôn, sống gần nhau, cùng ngõ cùng xóm, hàng ngày đi lại gặp nhau chào hỏi. Khi gia đình nào có việc vui, buồn thì hàng xóm đến chia vui hay san sẻ nỗi buồn. Chẳng hạn, gia đình nào có giỗ tết cũng đều mời bà con đến dự. Họ đến với nải chuối hay gói bánh, thắp vài nén hương, còn việc ăn uống to hay nhỏ tùy hoàn cảnh từng gia đình. Hoặc khi một gia đình nào đó gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất, hay gặp hoạn nạn, tang gia, ốm đau nặng., thì bà con láng giềng không chỉ đến hỏi thăm mà còn mang ít gạo, ít tiền đến giúp đỡ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” là như vậy đó. Vài cân gạo, vài bắp ngô, vài đồng tiền biếu đúng lúc cho gia đình gặp khó khăn làm họ hết sức cảm động, dù chỉ ít ỏi, nhưng lại thể hiện sự thông cảm và tình thương của bà con láng giềng. Nhiều người còn đến gia đình đang gặp hoạn nạn không chỉ động viên, mà còn giúp đỡ họ làm việc nhà, chăm sóc các cháu nhỏ. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” không chỉ nói về sự giúp đỡ vật chất, mà còn nói về sự an ủi tinh thần, sự chia sẻ khó khăn và thông cảm với gia đình, bà con láng giềng đang gặp hoạn nạn. Sống cùng một địa phương, bà con hiểu được hoàn .
đang nạp các trang xem trước