tailieunhanh - Tư tưởng của C.Mác về phân tầng xã hội

Phần lớn các nhà xã hội học nổi tiếng trên thế giới đều có những công trình khảo cứu tư tưởng của . Trong xã hội học, học thuyết được xác định là học thuyết về xung đột xã hội, lý thuyết cấu trúc - chức năng, về biến đổi xã hội. Bài viết trình bày tư tưởng của về phân tầng xã hội, trong đó chỉ rõ nguồn gốc của phân tầng xã hội, cơ cấu xã hội, cơ cấu tầng bậc, các phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12(85) - 2014 TƯ TƯỞNG CỦA VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI PHẠM XUÂN HẢO * Tóm tắt: Phần lớn các nhà xã hội học nổi tiếng trên thế giới đều có những công trình khảo cứu tư tưởng của . Trong xã hội học, học thuyết được xác định là học thuyết về xung đột xã hội, lý thuyết cấu trúc - chức năng, về biến đổi xã hội. Bài viết trình bày tư tưởng của về phân tầng xã hội, trong đó chỉ rõ nguồn gốc của phân tầng xã hội, cơ cấu xã hội, cơ cấu tầng bậc, các phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội. Từ khóa: ; phân tầng xã hội; cơ cấu xã hội. 1. Mở đầu Tư tưởng về sự phân tầng xã hội của là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng; đấu tranh giai cấp giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột thường xuyên diễn ra và kết thúc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội. “Lịch sử tất cả xã hội tồn tại từ trước đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả và phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau”(1). Một tư tưởng nữa của về phân tầng xã hội cần được coi trọng, đó là “xã hội hoàn toàn chia thành những đẳng cấp xã hội khác nhau”; “một cái thang chia thành từng nấc thang địa vị xã hội”. 52 “Trong những thời đại lịch sử trước, hầu khắp mọi nơi, chúng ta đều thấy xã hội hoàn toàn chia thành những đẳng cấp xã hội khác nhau, một cái thang chia thành từng nấc thang địa vị xã hội. Ở thời La Mã cổ đại, chúng ta thấy có quý tộc, hiệp sĩ, bình dân, nô lệ; thời trung cổ thì có lãnh chúa phong kiến, chư hầu, thợ cả, thợ bạn, nông nô và hơn thế nữa, hầu như trong mỗi giai cấp ấy, lại có thứ bậc đặc biệt nữa”(2). Theo , các nhóm người trong xã hội có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.