tailieunhanh - Hình thức phân xử của luật tục Ê Đê trong xã hội cổ truyền và xã hội đương đại

Trong xã hội Ê đê cổ truyền, luật tục là công cụ để chủ làng - thông qua người xử kiện - điều hành cuộc sống của dân làng theo chiều hướng chân - thiện - mĩ. Mời các bạn tham khảo! | HÌNH THỨC PHÂN XỬ CỦA LUẬT TỤC Ê ĐÊ TRONG XÃ HỘI CỔ TRUYỀN VÀ XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI ĐỖ HỒNG KỲ* Trong xã hội Ê đê cổ truyền, luật tục là công cụ để chủ làng - thông qua người xử kiện - điều hành cuộc sống của dân làng theo chiều hướng chân - thiện - mĩ. Trong xã hội mới, luật tục có những thay đổi, nhưng nó vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của bộ phận người Ê đê không theo đạo Công giáo và Tin lành.* I. QUÁ TRÌNH XỬ KIỆN Trong xã hội cổ truyền, mỗi buôn làng Ê đê thường có 1, 2 người thông thạo luật tục gọi là pô phat kđi1. Mỗi khi trong buôn làng có xích mích, mâu thuẫn và xung đột giữa các thành viên trong cộng đồng mà dăm dei của các dòng họ không giải quyết được thì pô phat kđi đứng ra giải quyết. Người xử kiện là người thuộc nhiều klei duê (lối nói vần giàu hình ảnh nhịp điệu), nhất là bi duê (thơ luật tục), ăn nói có lý lẽ, biết phân tích phải trái một cách thấu tình đạt lý, được mọi người tin yêu, kính trọng. Địa điểm xử kiện được Pô Phat kđi đặt ở nhà người đề nghị luật tục giải quyết tranh chấp. Thời gian không quy định vào lúc nào, nhưng thường vào buổi tối. Thành phần dự gồm Pô Phat kđi, đương sự, dăm dei hai dòng họ và những người thân thiết của hai bên đương sự. Ngoài pô khat kđi, những người có mặt trong cuộc phán xử * . Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. đều có quyền giám sát, theo dõi, tranh luận, góp ý cho việc phân xử khách quan, đúng với quy ước của tập quán pháp, đồng thời cũng làm sao cho vừa thấu tình đạt lý. Diễn biến của một buổi xử kiện ở người Ê đê như sau: - Pô Phat kđi điểm xem những người cần phải có mặt đã đầy đủ chưa. Nếu thiếu ai (đương sự, đại diện dăm dei hai bên dòng họ) thì cho người đi gọi. - Người xử kiện yêu cầu hai bên đương sự tháo vòng đeo tay cho mình cầm. Khi đã thực hiện hành động như vậy, tức là hai đương sự đã thừa nhận và chấp thuận cho người xử kiện quyền chất vấn, chỉ ra phải trái, quyết định ai đúng, ai sai và xử phạt theo luật tục. - Người xử kiện dùng lời nói vần để “khai mạc” buổi hoà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN