tailieunhanh - Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng ở Việt Nam thời kỳ đổi mới
Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng luôn được xem như hai trong số ba trụ cột của sự phát triển nhanh và bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. | QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRÊN NGUYÊN TẮC TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI PHẠM XUÂN NAM* I. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI XÉT TỪ GÓC ĐỘ XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI* Kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng luôn được xem như hai trong số ba trụ cột của sự phát triển nhanh và bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là bài toán khó mà không phải bao giờ và ở đâu người ta cũng có thể tìm ra lời giải thỏa đáng. Bởi lẽ, để biến mục tiêu đó thành hiện thực thì cần có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ - đặc biệt là mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội – trong một mô hình phát triển nhất định. Về đại thể, trong những thập niên qua, trên thế giới đã từng có một số mô hình phát triển khác nhau được áp dụng: 1. Mô hình phát triển theo chủ nghĩa tự do cổ điển. Áp dụng mô hình này, người ta cho rằng: Hãy để yên cho thị trường vận hành, bởi dưới sự dẫn dắt của “bàn tay vô hình”, những người tự do cạnh tranh trên thị trường – dù với động cơ vị kỷ nhất – cuối * . Viện Khoa học xã hội Việt Nam. cùng cũng đưa lại kết quả bất ngờ là sự hài hòa xã hội. Nhưng kinh nghiệm hàng trăm năm tồn tại của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã chứng tỏ: trong môi trường tự do cạnh tranh bao giờ cũng diễn ra cảnh “mạnh được yếu thua”, “cá lớn nuốt cá bé”; của cải của các quốc gia tăng lên, nhưng phần lớn đều rơi vào túi của tầng lớp trên giàu có, còn tầng lớp dưới yếu thế thì lâm vào cảnh bần cùng. Sự hài hòa tự phát của xã hội trong nền kinh tế thị trường tự do đã không hề được thực tế chứng minh. 2. Mô hình phát triển theo chủ nghĩa tự do mới. Thực hiện mô hình này, người ta đã hạ thấp vai trò của nhà nước, đề cao khả năng tự điều tiết của thị trường, giảm chi tiêu từ ngân sách quốc gia
đang nạp các trang xem trước