tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vô ý làm chết người trong Pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn
Luận văn làm rõ mặt lý luận về hành vi vô ý làm chết người, khái niệm tội vô ý làm chết người, giới hạn can thiệp của pháp luật hình sự đối với tội vô ý làm chết người. Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi vô ý làm chết người. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý làm chết người trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, quy định về tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới. | Tội vô ý làm chết ngƣời trong Pháp luật hình sự Việt Nam – lý luận và thực tiễn Phí Thị Ngọc Hƣơng Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Hình sự; Mã số: 60 38 40 Ngƣời hƣớng dẫn: Nguyễn Tất Viễn Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Làm rõ mặt lý luận về hành vi vô ý làm chết ngƣời, khái niệm tội vô ý làm chết ngƣời, giới hạn can thiệp của pháp luật hình sự đối với tội vô ý làm chết ngƣời. Sự cần thiết phải tội phạm hóa hành vi vô ý làm chết ngƣời. Nghiên cứu các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội vô ý làm chết ngƣời trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, qui định về tội vô ý làm chết ngƣời trong pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới. Đánh giá những vƣớng mắc trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự về tội vô ý làm chết ngƣời. Trong đó, phân tích thực tiễn tội vô ý làm chết ngƣời trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với tội vô ý làm chết ngƣời của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Tội vô ý làm chết ngƣời; Phạm tội Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tính mạng của con ngƣời là giá trị cao quý nhất của con ngƣời. Quyền sống là quyền cơ bản, hàng đầu của con ngƣời. Hiến pháp là văn bản pháp lý tối cao trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, là đạo luật gốc mà các văn bản pháp luật khác phải tuân theo. Quyền sống của con ngƣời đƣợc qui định tại điều 71 Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, đƣợc cụ thể hóa tại các điều 32, 609 Bộ luật Dân sự, Điều 8, Điều 24 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bộ luật Hình sự năm 1999 (đƣợc Quốc hội khóa X nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 từ ngày 18/11 đến ngày 21 tháng 12 năm 1999) đã dành chƣơng XII quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời. Đây là chƣơng thứ hai phần các tội phạm cụ thể, chỉ đứng sau chƣơng quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. .
đang nạp các trang xem trước