tailieunhanh - Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Đoàn kết là truyền thống quý báu, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc là đường lối cơ bản, chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trên thực tế, Đảng ta đã sớm nhận thức vai trò của việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đây là một trong những động lực quan trọng của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới. | Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI NGỌC OANH * Tóm tắt: Đoàn kết là truyền thống quý báu, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc là đường lối cơ bản, chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trên thực tế, Đảng ta đã sớm nhận thức vai trò của việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đây là một trong những động lực quan trọng của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Bài viết phân tích quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Từ khóa: Chính sách; chính sách dân tộc; đoàn kết; đại đoàn kết dân tộc; vấn đề dân tộc. Mở đầu Đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, bao gồm các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, người trong nước và người định cư ở nước ngoài, vì mục tiêu chung của cách mạng. Đại đoàn kết chủ yếu phải lấy mục tiêu chung đó làm điểm tương đồng, đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của dân tộc, cùng nhau xoá bỏ định kiến, mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai, xây dựng tinh thần đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn nhau, tất cả vì độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của Nhân dân. Chính vì vậy, Đảng ta đã sớm nhận thức vai trò của việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là một trong những động lực quan trọng của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra những chính sách dân tộc phù hợp trong từng giai đoạn cách mạng.(*) 1. Quá trình hình thành những quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc của Đảng ta từ đổi mới đến nay Từ Đại hội VI, cùng với sự nghiệp đổi mới, Đảng đã có những nhận thức mới, quan trọng về chính sách dân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN