tailieunhanh - Tha hóa đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam

Theo C. Mác, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa một mặt tạo tiền đề vật chất thiết yếu cho sự phát triển con người, mặt khác cũng dẫn đến sự tha hóa đạo đức con người và xã hội. Hiện tượng tha hóa đạo đức mà C. Mác đề cập đến trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng đang hiện diện ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và người dân Việt Nam hiện nay. | Tha hóa đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường. THA HÓA ĐẠO ĐỨC TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN * Tóm tắt: Theo C. Mác, nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa một mặt tạo tiền đề vật chất thiết yếu cho sự phát triển con người, mặt khác cũng dẫn đến sự tha hóa đạo đức con người và xã hội. Hiện tượng tha hóa đạo đức mà C. Mác đề cập đến trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng đang hiện diện ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên và người dân Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, biểu hiện của sự tha hóa đó là: quan hệ giữa con người bị thao túng bởi đồng tiền, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ. Kinh tế thị trường có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh. Chỉ kinh tế thị trường không lành mạnh mới dẫn đến sự tha hóa đạo đức nói trên. Từ khóa: Kinh tế thị trường; tha hóa đạo đức; Việt Nam. 1. Quan niệm của C. Mác về tha hóa đạo đức trong kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Trước hết phải khẳng định, trọng tâm nghiên cứu của C. Mác về tha hóa là tha hóa kinh tế, mà nền tảng là tha hóa lao động. Nhưng luận giải của C. Mác về tha hóa kinh tế cũng liên quan đến tha hóa đạo đức. Về điều này, C. Mác đã viết: “Bản thân sự đối lập giữa kinh tế chính trị học và đạo đức chỉ là bề ngoài và vừa là sự đối lập đồng thời không phải là sự đối lập. Kinh tế chính trị học biểu hiện những qui luật đạo đức, nhưng chỉ theo cách của nó”(1). Khi nghiên cứu nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, C. Mác đã chỉ rõ tính chất hai mặt của nó đối với sự phát triển con người. Một mặt, nó tạo ra tiền đề vật chất thiết yếu cho sự phát triển con người, mặt khác, nó cũng dẫn đến sự tha hóa đạo đức của con người và xã hội. “Hậu quả đầu tiên của thương mại, một mặt, là sự không tin lẫn nhau, và mặt khác, là việc biện bạch cho sự không tin cậy đó, là việc áp dụng những thủ đoạn phi đạo đức để đạt được mục tiêu phi đạo đức”(2). C. Mác cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phương thức “phản tự nhiên nhất”. Ý muốn gia tăng giá trị thặng dư bằng mọi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN