tailieunhanh - Giao lưu văn hóa Đông Sơn với khu vực Đông Nam Á thời tiền sử

Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa thuộc thời đại kim khí phát triển rực rỡ trong khu vực Đông Nam Á. Đã có một thời, giới tiền sử học khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm của cho rằng, văn hóa Đông Sơn phổ biến rộng khắp Đông Nam Á. | GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á THỜI TIỀN SỬ1 TRÌNH NĂNG CHUNG* Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa thuộc thời đại kim khí phát triển rực rỡ trong khu vực Đông Nam Á. Đã có một thời, giới tiền sử học khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ quan điểm của cho rằng, văn hóa Đông Sơn phổ biến rộng khắp Đông Nam Á. Nhưng ngày nay, chúng ta chỉ thừa nhận văn hóa Đông Sơn phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Chính vì văn hóa Đông Sơn ở một vị trí địa lợi quan trọng: vùng đồng bằng châu thổ của 3 con sông lớn, nhiều phù sa, lại nằm ven biển Đông, nên việc văn hóa Đông Sơn có những mối giao lưu văn hóa với các nền văn hóa cùng thời ở Đông Nam Á là vấn đề tất yếu.** Trong vài thập kỷ gần đây, đồng thời với sự phát triển việc nghiên cứu văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam, nhiều nước ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu thời đại kim khí trong khu vực. Đó là những điều kiện thuận lợi để chúng ta phục dựng lại lịch sử về các mối quan hệ nhiều chiều này. Để có được cái nhìn cụ thể về mối quan hệ này, chúng tôi muốn đưa ra những minh chứng cụ thể từ những vùng lãnh thổ khác nhau trong khu vực. * . Viện Khảo cổ học. I. GIAO LƯU VĂN HÓA ĐÔNG SƠN VỚI KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LỤC ĐỊA 1. Giao lưu văn hóa Đông Sơn với khu vực Lào Lào là một quốc gia liền kề với Việt Nam về phía tây. Cho đến nay, việc nghiên cứu khảo cổ học tiền sử và sơ sử còn là khâu yếu của khảo cổ học Lào. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa Đông Sơn và những văn hóa cùng thời ở Lào còn thiếu nhiều tài liệu minh chứng, ngoài sự xuất hiện của những trống đồng Đông Sơn ở mảnh đất này. Đến nay, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số trống Đông Sơn ở sâu trong lãnh thổ Lào như trống Đon Đét, trống Phôn Xa Vẳn, trống Huổi Hủa Xang I và trống Huổi Hủa Xang II. Trống Đon Đét do ông Nelson phát hiện năm 1924 trong khi làm đường từ Pắc Xế đi U Bon. Vì thế trống còn có tên gọi là trống Nelson hay trống U Bon. Đây là chiếc trống loại I Heger rất đẹp,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.