tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chức năng Công tố của Viện Kiểm sát

Luận văn trình bày việc thực hiện chức năng công tố trong một số mô hình tố tụng hình sự tiêu biểu trên thế giới. Nghiên cứu về chức năng công tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Khảo sát thực trạng thực hành quyền công tố ở nước ta trong những năm gần đây, tìm ra những nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. | Chức năng Công tố của Viện Kiểm sát Lại Văn Thái Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Hình sự; Mã số 60 38 40 Người hướng dẫn: . Nguyễn Ngọc Chí Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố trong tố tụng hình sự. Trình bày việc thực hiện chức năng công tố trong một số mô hình tố tụng hình sự tiêu biểu trên thế giới. Nghiên cứu về chức năng công tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Khảo sát thực trạng thực hành quyền công tố ở nước ta trong những năm gần đây, tìm ra những nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Keywords. Luật hình sự; Công tố; Viện Kiểm sát; Pháp luật Việt Nam. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trong đó có Viện kiểm sát (VKS) là một đòi hỏi cấp bách của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp" [10]. Yêu cầu trên đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2002, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003. Yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong đó việc tăng cường chất lượng công tố của VKS nhằm chống bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, là một nội dung quan trọng được thể hiện trong nhiều nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới" đã chỉ rõ: Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với nhu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và với các cơ quan tư pháp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN