tailieunhanh - Bài giảng Quản lý Nhà nước về văn hóa - thông tin: Bài 3.4 - Văn hoá là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội
Mục tiêu của bài giảng Quản lý Nhà nước về văn hóa - thông tin: Bài - Văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội là nhằm chứng minh cho nhận định văn hoá là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. | Bài 3 (lớp ĐHQLVH Bến Tre – Ngày 12-17/11/2007) VĂN HOÁ LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN VỪA LÀ MỤC TIÊU, VỪA LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI (Đây là một câu có 3 ý: 1. Nền tảng tinh thần. 2. Mục tiêu. 3. Động lực. Mỗi ý đều có khái niệm riêng, liên hệ vào lịch sử các NQ của Đảng về văn hoá) 1. Văn hoá là nền tảng tinh thần . Khái niệm “văn hoá là nền tảng tinh thần” được thể hiện trong NQTW 4 Ngày 14/1/1993 (khoá VII) Đây là lần đầu tiên, Đảng ta ra một NQ chuyên đề về văn hoá: “Về một số nhiệm vụ văn hoá văn nghệ những năm trước mắt”. Theo đó, văn hoá thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng tinh thần của xã hội. Đây là một quan điểm quan trọng của Đảng ta về văn hoá, nằm trong quan điểm về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy. Quan điểm này chỉ rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hoá có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hoá. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội được đề ra phải luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hoá. Văn hoá có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội (Động .
đang nạp các trang xem trước