tailieunhanh - Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

Cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ công dân và doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(84) - 2014 CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRẦN ĐÌNH THẮNG * Tóm tắt: Cải cách hành chính nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ công dân và doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm đối với việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập quốc tế. Các phương diện của nền hành chính nhà nước cần được cải cách là: thể chế, tổ chức bộ máy; nguồn lực công; công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử; lập pháp, tư pháp. Từ khóa: Cải cách hành chính; hành chính nhà nước; thể chế hành chính; bộ máy hành chính; cán bộ; công chức. 1. Mở đầu Nền hành chính nhà nước là bộ phận rất quan trọng trong cơ cấu nhà nước; là hệ thống bao gồm những yếu tố về thể chế, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để đảm nhận những chức năng thực thi quyền hành pháp, quản lý, điều hành các lĩnh vực trong đời sống xã hội và thực thi quyền lực của nhân dân. Năng lực, quyền lực, hiệu lực của Nhà nước xét đến cùng đều thể hiện ở hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính quốc gia. Đẩy mạnh cải cách, xây dựng nền hành chính nhà nước là tiêu chí căn bản xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đất nước. 2. Yêu cầu của thực tiễn đối với việc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện 10 đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy đổi mới kinh tế là trọng tâm, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nền kinh tế sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế tham gia, hoạt động vừa theo những nguyên tắc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.