tailieunhanh - Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay
Bài viết phân tích đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, đạo hiếu là những chuẩn mực đạo đức văn hóa ứng xử của con cháu đối với cha mẹ. Đạo hiếu là gốc rễ của đạo làm người. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đạo hiếu đang có nguy cơ bị xói mòn. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo hiếu nói riêng cho mọi người, trước hết cho thanh thiếu niên. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(83) - 2014 ĐẠO HIẾU TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY HOÀNG THÚC LÂN * Tóm tắt: Bài viết phân tích đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, đạo hiếu là những chuẩn mực đạo đức văn hóa ứng xử của con cháu đối với cha mẹ. Đạo hiếu là gốc rễ của đạo làm người. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đạo hiếu đang có nguy cơ bị xói mòn. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo hiếu nói riêng cho mọi người, trước hết cho thanh thiếu niên. Từ khóa: Đạo hiếu; gia đình; giáo dục. 1. Mở đầu Con người sống trong xã hội luôn có nhiều mối quan hệ, nhưng mối quan hệ gần gũi, thiêng liêng nhất, ân nghĩa sâu nặng nhất là mối quan hệ với cha mẹ. Sự sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái đã tạo nên sự yêu thương, kính trọng và sự đùm bọc của con cái đối với cha mẹ. Gia đình là trường học đầu đời, là cái nôi nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái, và cung cấp cho xã hội những công dân tương lai. Gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo hiếu, hình thành nhân cách cho mỗi con người. Trong gia đình cha mẹ vừa là người thầy, là nhà sư phạm đầu tiên, là người theo suốt cuộc đời con để hướng dẫn, điều chỉnh hành vi và nhân cách con trẻ. Vai trò giáo dục đạo hiếu cho con cái trước hết thuộc về cha mẹ. 2. Quan niệm về đạo hiếu Đạo hiếu là một trong những giá trị đạo đức căn bản, là tiêu chuẩn và thước đo nhân cách của con người; là ý thức, tư tưởng, tình cảm và nguyên tắc hành động, ứng xử của con cháu đối với cha mẹ trong gia đình. 70 Chữ hiếu được hiểu theo ba nghĩa căn bản là đối xử tốt với cha mẹ, noi theo chí hướng của tổ tiên và giữ tang lễ cho đúng cách. Với cách hiểu này, thì hiếu bao gồm cả hành vi đạo đức, lẫn tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của con người. Hiếu không chỉ dừng lại ở hành vi quan tâm, cha mẹ khi còn sống mà còn phải kính nhớ tổ tiên, biết ơn cội nguồn của mình. Tục ngữ, ca dao Việt Nam đã có câu: “Con người có cố có ông/ Như cây có cội, như sông có .
đang nạp các trang xem trước