tailieunhanh - Chính sách của triều đình Lê - Trịnh đối với dân tộc thiểu số ở Đàng Ngoài
Bài viết phân tích chính sách của triều đình Lê - Trịnh đối với dân tộc thiểu số ở Đàng Ngoài. Theo tác giả, đó là: phủ dụ, mua chuộc tầng lớp tù trưởng, giảm nhẹ hoặc tha thuế; trừng phạt và đập tan ý định chống đối của các tù trưởng dân tộc thiểu số. Các chính sách đó về cơ bản là kế thừa chính sách của các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10(83) - 2014 CHÍNH SÁCH CỦA TRIỀU ĐÌNH LÊ - TRỊNH ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀNG NGOÀI NGUYỄN MINH TƯỜNG * Tóm tắt: Bài viết phân tích chính sách của triều đình Lê - Trịnh đối với dân tộc thiểu số ở Đàng Ngoài. Theo tác giả, đó là: phủ dụ, mua chuộc tầng lớp tù trưởng, giảm nhẹ hoặc tha thuế; trừng phạt và đập tan ý định chống đối của các tù trưởng dân tộc thiểu số. Các chính sách đó về cơ bản là kế thừa chính sách của các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. Từ khóa: Thời Lê - Trịnh; Đàng Ngoài; Bắc Hà; Trịnh - Nguyễn; dân tộc thiểu số. 1. Mở đầu Ở Đàng Ngoài, trong buổi đầu, triều đình Lê - Trịnh đứng trước một tình thế phải đối phó với nhiều lực lượng đối lập. Nhà Mạc tuy đã bị lật đổ năm 1592, nhưng con cháu dư đảng họ Mạc vẫn nổi dậy hoạt động khắp nơi - nhất là vùng Đông Bắc (Quảng Ninh - Lạng Sơn - Cao Bằng). Những hành động chống đối của họ Mạc phát triển mạnh mẽ trong khoảng các năm 1593 - 1594 và tiếp tục kéo dài mãi đến nửa sau thế kỷ XVII. Ở Tuyên Quang, họ Vũ (con cháu Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật), vẫn duy trì khu vực cát cứ của mình và nhiều lần cũng nổi dậy chống lại họ Trịnh. Trong tình thế ấy, công việc của họ Trịnh là phải trấn áp những thế lực quân sự đối địch, đàn áp phong trào nhân dân để củng cố địa vị thống trị. Bên cạnh đấy, họ Trịnh vẫn phải thi hành những chính sách vừa phủ dụ, mua chuộc, vừa trấn áp đối với tầng lớp tù trưởng đứng đầu vùng dân tộc thiểu số ở Đàng Ngoài với mục đích củng cố miền biên cương của Tổ quốc, chống lại sự 56 xâm nhập từ bên ngoài. Căn cứ vào những tư liệu lịch sử, chúng tôi nhận thấy triều đình Lê - Trịnh trong thời gian trị vì ở thế kỷ XVII - XVIII, đã có những chính sách dưới đây đối với dân tộc thiểu số ở Đàng Ngoài.(*) 2. Phủ dụ, mua chuộc tầng lớp tù trưởng thiểu số Miền biên giới Việt - Trung vào cuối thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, XVIII nói chung còn hết sức phức tạp. Ở đây hầu hết là đất cư trú của các dân tộc thiểu số: Thái, H′mông, Dao, Tày, Nùng. Các dân tộc này sống trên
đang nạp các trang xem trước