tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Một vài nét khái quát về vị trí, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Chương 2: Nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và những quy định trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 3: Áp dụng nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” trong công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ BÍCH DIỆP NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Ngọc Chí HÀ NỘI - 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ BÍCH DIỆP NGUYÊN TẮC “THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN XÉT XỬ ĐỘC LẬP VÀ CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT” TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2007 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Có thể nói, hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam thời gian qua nhìn chung đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần đẩy lùi tình trạng phạm tội trong xã hội, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều yếu kém, còn bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những điều đó đã tạo nên dư luận xã hội không tốt khiến nhân dân thiếu lòng tin vào các cơ quan tư pháp và nền công lý xã hội chủ nghĩa. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” ở nước ta chưa được thừa nhận và quan tâm đúng mức. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp ở Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định “cần xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” và “trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân”. Và nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đã nhận được sự quan tâm của Bộ Chính trị khi nội dung của nguyên tắc này được thể chế hoá trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Nghị quyết khẳng định “Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo đảm Toà án xét xử độc lập, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN