tailieunhanh - Tài liệu Văn minh Ai Cập cổ đại

Tài liệu Văn minh Ai Cập cổ đại giúp chúng ta hiểu và nắm vững kiến thức về: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội; các thời kỳ lịch sử Ai Cập cổ đại; thành tựu. Để nắm vững nội dung chi tiết tài liệu. | VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI I- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội. 1, Vị trí địa lý. Ai Cập nằm ở vùng đông bắc châu Phi. Thời cổ đại, lãnh thổ của Ai Cập chỉ bao gồm vùng lưu vực sông Nin. Phía tây giáp với sa mạc Libi rộng lớn và khô cằn, phía đông giáp với sa mạc Arập và Biển Đỏ, phía bắc giáp Địa Trung Hải, phía nam giáp với vùng núi trùng điệp Nubi. Chỉ có ở vùng đông bắc, vùng kênh đào Xuy-ê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á. Ai Cập nằm ở vị trí địa lý đặc biệt: là nơi giao nhau của 3 châu lục Á, Phi, Âu; tại đây, 3 châu lục hòa nhập quanh một biển trung gian Địa Trung Hải- nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; vị trí đó thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Tuy nhiên, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, giống như một ốc đảo giữa sa mạc khô cằn. Vì vậy nên Ai Cập đã phát triển một nền văn minh cổ đại rực rỡ và độc đáo. 2, Điều kiện tư nhiên. Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, dọc theo hạ lưu của con sông Nin. Sông Nin là con sông dài nhất trên thế giới, với chiều dài khoảng 6700 km, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải. Con sông này mang lại cho Ai Cập nhiều thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp rộng khoảng 15-25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km. Hằng năm, từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú, bồi đắp cho đồng bằng hai bên bờ ngày càng màu mỡ. Chính vì thế, nguời dân Ai Cập đã gọi đất nước của mình là Kemet, nghĩa là “miền đất đen”, vì đất ở đây có màu đen do phù sa sông Nin bồi đắp, khác với đất của sa mạc xung quanh. Mặt khác, con sông Nin còn cung cấp cho người Ai Cập nguồn nước tưới tiêu dồi dào, nguồn thủy hải sản vô vùng phong phú. Ngoài ra, sông Nin còn là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng. Con sông Nin đã giúp cho nền kinh tế Ai Cập cổ đại sớm phát triển về mọi mặt: nông nghiệp, ngư .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.