tailieunhanh - Nghiên cứu nhiệt độ bề mặt sử dụng phương pháp tính toán độ phát xạ từ chỉ số thực vật

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tính toán nhiệt độ bề mặt đất sử dụng phương pháp xác định độ phát xạ bằng chỉ số thực vật NDVI, phương pháp này thay thế việc sử dụng một hệ số phát xạ chung cho toàn khu vực của các phương pháp truyền thống và cho kết quả đánh giá nhiệt độ bề mặt sát với thực tế hơn. | 36(2), 184-192 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014 NGHIÊN CỨU NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘ PHÁT XẠ TỪ CHỈ SỐ THỰC VẬT LÊ VÂN ANH1, TRẦN ANH TUẤN2 Email: 1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 12 - 11 - 2013 1. Mở đầu Nhiệt độ bề mặt đất là một nhân tố quan trọng trong nghiên cứu môi trường đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang được chú trọng quan tâm. Phương pháp truyền thống để tính toán nhiệt độ bề mặt là sử dụng các máy đo đạc đặt ở các trạm quan trắc mặt đất từ đó tính toán nội suy cho toàn khu vực dựa trên kết quả thu nhận tại các điểm quan trắc. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phản ánh được chính xác nhiệt độ cục bộ xung quanh trạm đo chứ chưa đảm bảo được cho toàn khu vực, hơn nữa rất khó để có thể thiết lập được hệ thống trạm quan trắc với mật độ dày đặc, liên tục theo thời gian. Với sự ra đời của công nghệ viễn thám, phương pháp tính toán nhiệt độ bề mặt đã phát triển một bước lớn bằng việc sử dụng các bộ cảm hồng ngoại nhiệt với kênh phổ trong khoảng từ 8 đến 14µm để thu nhận tín hiệu. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các cách tính nhiệt độ bề mặt sử dụng kênh hồng ngoại nhiệt của các loại tư liệu vệ tinh khác nhau như GOES, AVHRR, MODIS với độ phân giải trên 1km. Ngày nay, tư liệu vệ tinh ASTER (90m) và LANDSAT (30m) với độ phân giải cao hơn đã và đang được khai thác để ứng dụng cho các nghiên cứu đòi hỏi độ chi tiết và chính xác cao như nghiên cứu nhiệt độ bề mặt các vùng đô thị hóa nơi có biến động sử dụng đất lớn làm ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ bề mặt. Cho tới nay, có nhiều cách tiếp cận và phương pháp tính toán nhiệt độ bề mặt đã được giới thiệu và sử dụng. Một số phương pháp đơn giản đã được 184 áp dụng bằng cách tính chuyển giá trị số (DN) sang giá trị bức xạ phổ (radiometric) trực tiếp từ các kênh nhiệt, từ đó sử dụng các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.