tailieunhanh - Nghiên cứu sự biến đổi áp lực nước lỗ rỗng của đất loại sét bão hòa nước chịu tải trọng động chu kỳ đơn và đa phương trong điều kiện không thoát nước

Trong bài báo này, các mẫu đất sét kaolinite được củng cố thông thường đã được thử nghiệm dưới các kéo cắt đơn giản theo chu kỳ không định hướng và đa hướng. Nó được chỉ ra từ các kết quả thử nghiệm rằng biên độ biến dạng biến dạng (γ), hướng cắt theo chu kỳ (độ lệch pha (θ)) và số chu kỳ (n) có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng quá mức trong quá trình cắt theo chu kỳ. | 36(2), 149-159 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014 NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ÁP LỰC NƯỚC LỖ RỖNG CỦA ĐẤT LOẠI SÉT BÃO HÒA NƯỚC CHỊU TẢI TRỌNG ĐỘNG CHU KỲ ĐƠN VÀ ĐA PHƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG THOÁT NƯỚC TRẦN THANH NHÀN, ĐỖ QUANG THIÊN Email: doquangthien1969@ Trường Đại học Khoa học Huế Ngày nhận bài: 6 - 8 - 2013 1. Mở đầu Dưới tác động của tải trọng động, đất loại sét (kể cả đất sét yếu) có sức kháng động tốt hơn đất loại cát [4] nên các nghiên cứu về tính chất động học của đất nền chủ yếu tập trung trên đất cát [14]. Tuy nhiên, kết quả quan trắc thực tế cho thấy lực cắt trượt động của sóng S (sóng ngang) trong động đất gây tăng nhanh áp lực nước lỗ rỗng và làm giảm sức kháng cắt của đất nền. Hơn nữa, sự phân tán của áp lực nước lỗ rỗng sau động đất, chẳng hạn như sau động đất tại Mexico City năm 1985 [12] hay động đất Hyogo-ken Nanbu năm 1995 [5] gây ra hiện tượng lún mạnh, lún lệch và gây mất ổn định nền và móng các công trình xây dựng trên tầng đất sét yếu. Hình 1. Xung động của nền đất được ghi nhận trực tiếp từ hai phương bắc nam và đông tây Kết quả ghi nhận xung động trong các trận động đất cùng nhiều nghiên cứu bằng mô hình đã chỉ ra rằng, trong động đất các lớp đất chịu tác dụng của tải trọng động đa phương có biên độ biến dạng và tần số thay đổi liên tục [1]. Từ hình 1 cho thấy xung động của nền đất trong động đất Hyogo-ken Nanbu năm 1995 được ghi lại theo hướng bắc nam và đông tây tại độ sâu 16m [7]. Từ xung động này các tác giả có thể tính toán và lập biểu đồ biến thiên độ biến dạng theo thời gian (hình 2) và qũy đạo của độ biến dạng trượt trên mặt phẳng nằm ngang (hình 3). Từ hình 3 dể dàng thấy rằng xung động của đất nền trong động đất thể hiện biến dạng trượt động đa phương. Vì vậy, các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của động đất lên tính chất động học của đất nền phải được thực hiện theo mô hình cắt trượt động đa phương. Hình 2. Biểu đồ biến thiên độ biến dạng theo thời gian 149 Hình 3. Qũy đạo độ biến dạng theo 2 phương bắc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN