tailieunhanh - Nghiên cứu đánh giá trượt đất khu vực Thừa Thiên - Huế

Trong bài viết này việc cho điểm các lớp trong từng nhân tố gây trượt đất và xác định trọng số của từng nhân tố này trong tổng thể tập hợp chung được xác định dựa trên cơ sở phân tích thống kê các điểm trượt đất tại một vùng mẫu chìa khóa để từ đó suy giải cho toàn bộ khu vực rộng lớn hơn. Cách làm như vậy ít nhiều cũng mang tính khách quan hơn. | 36(2), 121-130 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2014 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TRƯỢT ĐẤT KHU VỰC THỪA THIÊN - HUẾ MAI THÀNH TÂN, NGUYỄN VĂN TẠO Email: maithanhtan@ Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 5 - 4 - 2013 1. Mở đầu Trượt đất là dạng tai biến tương đối phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Trung nơi có cấu trúc địa chất phức tạp, địa hình phân dị mạnh, mưa bão nhiều. Nghiên cứu trượt đất tại khu vực này đã được đề cập trong nhiều đề tài như: “Đánh giá tai biến địa chất ở các tỉnh ven biển Miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên - hiện trạng, nguyên nhân, dự báo và đề xuất biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hậu quả” do Trần Tân Văn chủ nhiệm (2002); “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” do Nguyễn Trọng Yêm làm chủ nhiệm (2006); “Điều tra đánh giá ảnh hưởng của các sự cố môi trường địa chất đối với một số công trình kinh tế xã hội trọng điểm” do Trần Trọng Huệ chủ nhiệm (2006); “Nghiên cứu tai biến địa chất vùng Thừa Thiên Huế bằng tích hợp phương pháp viễn thám” do Trần Trọng Huệ chủ nhiệm (2007),. Trong đó có khá nhiều nghiên cứu theo hướng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS. Công cụ GIS ở đây được sử dụng để đánh giá quan hệ giữa các nhân tố gây trượt đất với hiện tượng trượt đất bằng cách xây dựng bản đồ nhân tố trượt đất trong đó có phân loại nhân tố này theo các lớp khác nhau phù hợp với mức độ ảnh hưởng của nó đối với trượt đất. Các bản đồ nhân tố gây trượt đất được tích hợp có trọng số với nhau để đưa ra bản đồ về độ nhạy cảm trượt đất hay nguy cơ trượt đất. Các nghiên cứu trước đây (Phạm Văn Hùng và Nguyễn Xuân Huyên, 2010; Phạm Văn Hùng, 2011) xác định trọng số các nhân tố gây trượt đất thường dựa vào chủ ý của các chuyên gia trong việc đánh giá cho điểm các nhân tố gây trượt đất và sau đó sử dụng phương pháp phân tích cấp bậc do Saaty (1994) đưa ra để xây dựng ma trận so sánh các cặp nhân tố và tính trọng số. Trong bài viết này việc cho điểm các lớp trong

TỪ KHÓA LIÊN QUAN