tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ vị trí, vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự. Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng về vai trò, vị trí của Thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự và các vụ án hình sự của Thẩm phán TAND ở tỉnh Ninh Bình. Từ đó tác giả của luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp tỉnh trong hoạt động giải quyết án hình sự. | Vị trí, vai trò của Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu của Toà án nhân dân tỉnh Ninh Bình Hà Anh Tuấn Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60 38 01 04 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tuân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Thẩm phán; Vụ án hình sự; Hoạt động xét xử; Luật hình sự. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, cùng với sự cải cách mạnh mẽ của bộ máy Nhà nước, vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Điều đó được thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã khẳng định, “trong những năm qua công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi mới, phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ” []. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nêu rõ: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, tuy nhiên quá trình này diễn ra còn chậm, chưa đồng bộ và toàn diện, hoạt động xét xử của Toà án chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. Chất lượng xét xử của TAND các cấp vẫn còn thấp, tình trạng xét xử oan sai, án tồn đọng kéo dài vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đội ngũ Thẩm phán vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.