tailieunhanh - Ebook Cái vô hạn trong lòng bàn tay từ Big Bang đến giác ngộ: Phần 2
Nối tiếp phần 1, phần 2 của ebook "Cái vô hạn trong lòng bàn tay từ Big Bang đến giác ngộ" sẽ trình bày các nội dung: Ranh giới ảo, như những con sóng của đại dương, ngữ pháp của vũ trụ, bí mật của toán học, lý trí và chiêm nghiệm, những phản chiếu trong gương, vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm,. Để nắm nội dung . | 11 Ranh giới ảo TÍNH NHỊ NGUYÊN THỂ XÁC - TINH THẦN? Phải chăng ý thức chỉ là sự phản ảnh của các quá trình vật lý? Nó là kết quả của sự phức tạp hóa của vật chất hay vốn dĩ hoàn toàn khác biệt với vật chất? Liệu bản thân khái niệm về tính nhị nguyên vật chất-tinh thần có nghĩa gì không? Phật giáo giải quyết sự lưỡng phân này như thế nào? Làm thế nào chuyển từ vô sinh sang hữu sinh? Nếu ý thức đột phát xuất hiện từ vô sinh thì liệu nó có thể tác động lên nó được không? Liệu người ta có thể đưa ra các lập luận ủng hộ sự tồn tại của một dòng liên tục của ý thức vốn không phụ thuộc vào thể xác trong mọi hoàn cảnh? 257 Thuận: Theo Phật giáo, bản chất và nguồn gốc của ý thức là gì? Quan niệm của Phật giáo có phù hợp với các luận điểm của một số nhà sinh vật học đương đại cho rằng ý thức bắt nguồn từ sự tổ chức ngày càng phức tạp của các hạt vô sinh, nghĩa là nó là một tính chất đột phát xuất hiện của vật chất? Matthieu: Ngoại trừ khái niệm về “bắt đầu”, Phật giáo không bác bỏ quan điểm của khoa học về lịch sử và tiến hóa của vũ trụ, nhưng Phật giáo có một cách nhìn nhận khác về bản chất của ý thức. Thuận: Phật giáo có cho rằng ý thức khác với vật chất về cơ bản và rằng nó không thể được sinh ra từ vật chất? Matthieu: Theo Phật giáo, ý thức chỉ là một chức năng hữu hiệu, một “vẻ bề ngoài thuần túy” không có hiện thực nội tại. Nói như vậy nhưng ngay cả khi khái niệm ý thức chỉ là một cái nhãn, thì trên phương diện tương đối, vẫn có một sự khác biệt giữa một “phi hiện thực” có ý thức (tinh thần được coi là một dòng các thời điểm của ý thức) và một phi hiện thực vô thức (thế giới vật chất mà ý thức lĩnh hội). Có nhiều cấp độ ý thức: thô, tinh và cực kỳ tinh. Ý thức thô tương ứng với sự hoạt động của não bộ. Ý thức tinh tương ứng với cái mà chúng ta gọi một cách trực quan là ý thức, nghĩa là rất nhiều khả năng, trong đó có ý thức tự suy xét mình, tự vấn về bản chất của chính mình và thực hiện khả năng tự do ý chí của mình. Nó cũng bao hàm sự thể hiện các khuynh hướng .
đang nạp các trang xem trước