tailieunhanh - Bài giảng Cơ sở khoa học vật liệu: Chương 4 – TS. Lê Văn Thăng

Bài giảng “Cơ sở khoa học vật liệu – Chương 4: Cấu trúc của vật liệu gốm” cung cấp cho người học các kiến thức: Giới thiệu, vi cấu trúc của gốm, gốm truyền thống và gốm tiên tiến, quan hệ giữa số sắp xếp K và tỉ lệ r/R, cấu trúc các tinh thể vô cơ, nội dung chi tiết. | CHƯƠNG 4 CẤU TRÚC CỦA VẬT LIỆU GỐM 1 Mở đầu Giới thiệu Định nghĩa gốm: • Gốm là các hợp chất rắn hình thành do nhiệt (đôi khi do nhiệt và áp suất). • Ngoại trừ kim cương, graphit thì gốm bao gồm ít nhất hai nguyên tố: Một trong các nguyên tố đó là một không kim loại hoặc một không kim loại ở trạng thái rắn (nonmetallic elemental solid - NMES). Nguyên tố kia có thể là kim loại hoặc một NMES. Ví dụ: MgO, SiO2, TiC, ZrB2, SiC, BaTiO3, YBa2Cu3O3, Ti3SiC2 là gốm các oxýt, nitrua, borua, cacbua và silicua của kim loại và NMES, các hợp chất silicat cũng là các gốm. • Phần lớn của lớp vỏ trái đất là các khoáng silicat + xi măng, gạch, thủy tinh, bêtông cũng là các hợp chất silicat chúng ta đang sống trong một thế giới của vật liệu gốm. 2 Vi cấu trúc của gốm • Trong gốm, các hạt (đơn tinh thể) có độ lớn từ 1 – 50 m chỉ có thể nhìn thấy trên kính hiển vi. • Hình dạng và kích thước hạt, sự hiện diện của lỗ xốp, sự có mặt của các pha thứ hai và cách phân bố chúng được gọi là vi cấu trúc (microstructure). • Nhiều tính chất của gốm phụ thuộc vào vi cấu trúc này 3 Gốm truyền thống và gốm tiên tiến Gốm truyền thống • chủ yếu dựa trên các hợp chất siliscat, được đặc trưng bằng các vi cấu trúc xốp, rất thô, không đồng nhất và nhiếu pha. • Thông thường được chế tạo bằng cách trộn đất sét và tràng thạch (feldspar () tạo hình bằng cách đúc khuôn hoặc nặn trên bàn xoay nung trong lò để chúng kết khối tráng men. • Các sản phẩm gốm truyền thống bao gồm: đồ sứ, đồ sành, gạch, ngói, thủy tinh và các gốm ở nhiệt độ cao khác (xi măng, gạch chịu lửa .