tailieunhanh - Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 9

Đề cương ôn tập HK 2 môn Địa lí lớp 9 tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. ! | ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 1. Vùng Đông Nam Bộ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên: Thuận lợi: nhiều tài nguyên để phát triển kinh tế: - Vùng đất liền : Địa hình thoải, đất ba zan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo, nguồn sinh thủy tốt. - Vùng biển: Biển ấm, ngư trường rộng hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí. - Khó khăn: Trên đất liền ít khoáng sản. Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao Tình hình phát triển KT: Công nghiệp: - Là thế mạnh của vùng, cơ cấu SXCN cân đối, đa dạng bao gồm các ngành quan trọng: khai thác dầu khí, cơ khí, điện tử, Công nghê cao, chế biến LTTP, sản xuất hàng tiêu dùng. - CN – XD tăng trưởng nhanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của vùng, cao hơn cả nước. - CN tập trung chủ yếu ở TPHCM (50% ), Biên Hoà, Bà Rịa – VT. 2. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐKTN và tài nguyên Thuận lợi để phát triển nông nghiệp: - Đồng bằng rộng, bằng phẳng, có đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha. - Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn. Sinh vật phong phú. - Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào, sông Mê Kông mang lại nguồn lợi lớn. - Rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn - Nguồn hải sản phong phú, biển ấm quanh năm, ngư trường rộng, có nhiều đảo và quần đảo Khó khăn : Lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô. Đất mặn, đất phèn chiếm diện tích lớn Nông nghiệp: - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước (vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta). Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh. Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng. Công nghiệp: Các ngành công nghiệp: Chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất, vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác (cơ khí, hóa chất ). - các trung tâm cn: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. 3. Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo - Những thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản Vùng biển rộng hơn 1 triệu km2. Đường bờ biển dài. Số lượng giống loài hải sản lớn, nhiều loài có giá trị kinh tế cao Diện tích nước lợ khá lớn phân bố từ Bắc vào Nam. Các vùng này có ý nghĩa lớn về nuôi trồng thủy sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được cải thiện, công nghiệp chế biến phát triển. - Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo: Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo: - Thực trạng: + DT rừng ngập mặn giảm. + Sản lượng đánh bắt giảm. + Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Nguyên nhân: + Ô nhiễm mt biển. + Đánh bắt khai thác quá mức. - Hậu quả: + Suy giảm nguồn tài nguyên SV biển. + A/h xấu tới DL biển. 4. ĐỊA LÝ TỈNH BD Đặc điểm công nghiệp BD: Cơ cấu công nghiệp khá toàn diện Các ngành công nghiệp thế mạnh: chế biến gỗ, dày da, may mặc, vật liệu xây dựng. Các ngành công nghiệp trọng điểm đang được đầu tư phát triển: cơ khí, điện tử, hóa chất, chế biến nông sản, thực phẩm. 5. BÀI TẬP: - VẼ BĐ tròn, cột cơ cấu, miền . - Nhận xét 3

TỪ KHÓA LIÊN QUAN