tailieunhanh - Dự thảo luật CGCN (sửa đổi): Đáp ứng yêu cầu mới từ thực tiễn
Luật CGCN cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo dựng được hành lang pháp lý, giúp quy định, hướng dẫn và khuyến khích các hoạt động CGCN tại Việt Nam. Một số nội dung về CGCN trong 4 lĩnh vực công nghệ cao chủ chốt (công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu mới) được xây dựng dựa trên việc xem xét tác động của Luật CGCN. | chính sách và quản lý Dự thảo Luật CGCN (sửa đổi): Đáp ứng yêu cầu mới từ thực tiễn Đỗ Hoài Nam Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ Bộ Khoa học và Công nghệ Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) năm 2006 đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và CGCN trong nước, giúp đẩy mạnh ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất và đời sống, từng bước cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và thế giới đang có nhiều thay đổi, cần phải rà soát nội dung của Luật để có những điều chỉnh phù hợp, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát sinh từ thực tiễn. Thực trạng hoạt động CGCN trong thời gian qua của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luật CGCN năm 2006 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007), trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (năm 2007). Thời điểm đó, chúng ta vẫn thuộc hàng những nước nghèo, với thu nhập bình quân đầu người còn thấp (chưa đạt mức 700 USD), tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào tăng quy mô vốn đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên không tái tạo. Trong gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật đã góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới và CGCN trong nước, đẩy nhanh việc ứng dụng nhiều tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống, từng bước cải thiện năng lực công nghệ của doanh nghiệp và nền kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực. Nhờ đó, một số ngành, lĩnh vực như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu mới đã tiếp nhận và làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, đáp ứng tốt yêu cầu CGCN trong lĩnh vực công nghệ cao 6 Luật CGCN cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo dựng được hành lang pháp lý, giúp quy định, hướng dẫn và khuyến khích các hoạt động CGCN tại Việt Nam. Một số nội
đang nạp các trang xem trước