tailieunhanh - Các yếu tố nguồn lực đảm bảo việc triển khai thư viện số tại trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Nội dung bài viết nêu lên trung tâm đang nghiên cứu sử dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace- một phần mềm đã và đang được nhiều cơ quan TT-TV đại học ở trên thế giới và Việt Nam áp dụng. | GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC ĐẢM BẢO VIỆC TRIỂN KHAI THƯ VIỆN SỐ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ TƯ LIỆU GIÁO KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Phạm Thành Trung Trung tâm TTKH&TLGK, Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy 1. Đặt vấn đề Ngày nay, các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đã và đang tác động mạnh mẽ, làm biến đổi về chất nghiệp vụ thông tin thư viện (TT-TV). Nhiều phần mềm thương mại và mã nguồn mở đã được biên soạn và ứng dụng vào hoạt động TT-TV. Hiện tại, Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu giáo khoa (TTTTTKH&TLGK) của Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (Đại học PCCC) chưa có phần mềm quản trị bộ sưu tập số. Trung tâm đang nghiên cứu sử dụng phần mềm mã nguồn mở DSpace- một phần mềm đã và đang được nhiều cơ quan TT-TV đại học ở trên thế giới và Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, để có thể áp dụng phần mềm này có hiệu quả, nhiều nhà khoa học và quản lý trong lĩnh vực TT-TV đã cho rằng việc ứng dụng được phần mềm DSpace một cách hiệu quả bền vững cần phải chú trọng đến các yếu tố tác động trực tiếp đến việc triển khai hoạt động. Các yếu tố quan trọng để đảm bảo có thể ứng dụng phần mềm quản lý bộ sưu tập số Dspace bao gồm: Trình độ nguồn nhân lực thông tin thư viện; Nguồn lực thông tin/tài liệu số; Hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật; Năng lực thông tin của người dùng tin; Chính sách đầu tư của lãnh đạo Với mong muốn 38 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2017 để chuẩn bị tốt cho việc triển khai thư viện số tại TTKH&TLGK Trường Đại học PCCC, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng các yếu tố đảm bảo cho việc tác triển khai ứng dụng để xây dựng và quản trị bộ sưu tập số. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, tác giả muốn đưa ra một số giải pháp phù hợp để việc triển khai thư viện số có tính khả thi cao, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo hiệu quả phục vụ thông tin/tài liệu cho 670 cán bộ và gần học viên của Nhà trường trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. 2. Thực trạng các yếu tố nguồn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN