tailieunhanh - Ebook Khoa học nghịch lý: Phần 2
Ebook Khoa học nghịch lý: Phần 2 trình bày các nội dung về trực giác, duy lý, "nghịch lý của nhà sáng chế" những chuyện ngược đời, bác học nghiệp dư những kẻ đột nhập. Mời các bạn tham khảo. | Chương 3 TRỰC GIÁC VÀ DUY LÝ BIẾT NHƯNG KHÔNG HIỂU RÕ Chúng ta đang tiếp cận một trong những nghịch lý bí ẩn nhất trong hoạt động khoa học. Trong chương trước, bạn đọc đã biết rằng sự phát triển của khoa học là sự thay thế hệ tín điều, các phương pháp và hình thái tư duy. Việc mô tả quá trình thay thế vừa nói bằng các phép logic là hoàn toàn không thích hợp. Hệ tín điều sau bao giờ cũng phủ nhận hệ tín điều trước và xác lập những hệ quả hoàn toàn khác, vì thế không thể suy luận cái sau từ cái trước. Nói cách khác, nếu các phát kiến khoa học diễn ra dễ dàng theo kiểu học sinh trung học giải một bài tập lý thông thường - tức chỉ việc điền số liệu cho trước vào các công thức, viện dẫn các định lý, làm một vài phép suy đoán - thì khoa học chỉ còn rặt những sự trùng lặp mà thôi. Lối suy nghĩ theo những quy tắc nhất định bao giờ cũng đưa ra những kết quả hoàn toàn có thể dự đoán được. Có thể so sánh lối suy nghĩ đó với nguyên tắc nước chảy từ chỗ cao tới chỗ thấp, tức là người ta hoàn toàn có thể biết trước kết quả của hoạt động tư duy. Thế nhưng, chỉ những ý tưởng mới mẻ, xuất hiện hoàn toàn 93 bất ngờ, không thể và không hề được dự đoán trước mới có thể có giá trị đối với việc đưa khoa học tới những chân trời mới. Những ý tưởng này xuất hiện và tồn tại bất chấp việc chúng hoàn toàn vô lý theo quan niệm đương thời. Trở lại cách so sánh vừa kể trên, điều này giống như ai đó tuyên bố rằng nước chảy tự nhiên từ chỗ thấp tới chỗ cao. Rõ ràng, tư duy logic chẳng thể giúp chúng ta trong việc khám phá bí mật của tự nhiên, vậy cách nào để tìm ra chúng? Đó chính là các phương pháp tìm tòi nhờ trực giác. Ở đây trực giác có nghĩa là khả năng trực tiếp tiếp cận chân lý không cần bất cứ sự lý giải hay chứng minh nào. Nó xảy ra đột ngột tới mức bản thân nhà nghiên cứu cũng không biết làm thế nào mình lại có trong tay lời giải đáp cho vấn đề và không thể đưa ra các chứng cớ xác nhận sự tồn tại của quá trình sáng tạo. "Tôi không thể nói được việc phát minh diễn ra như thế nào bởi .
đang nạp các trang xem trước