tailieunhanh - Chuyển động hiện đại vỏ trái đất theo số liệu GPS liên tục tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Trong bày báo này, bằng việc bổ sung số liệu mới của các trạm GPS liên tục tại Điện Biên (DBIV) và Vinh (VINH), chuỗi số liệu dài hơn ở HOCM, HUES, chuỗi số liệu tin cậy hơn tại trạm Phú Thụy (PHUT) - Hà Nội, chúng tôi trình bày những thông tin mới về dịch chuyển kiến tạo ở khu vực Đông Nam Á. | 36(1), 1-13 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2014 CHUYỂN ĐỘNG HIỆN ĐẠI VỎ TRÁI ĐẤT THEO SỐ LIỆU GPS LIÊN TỤC TẠI VIỆT NAM VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á LÊ HUY MINH1, FRÉDÉRIC MASSON2, ALAIN BOURDILLON3, ROLLAND FLEURY4, JAR-CHING HU5, VŨ TUẤN HÙNG5, LÊ TRƯỜNG THANH1, NGUYỄN CHIẾN THẮNG1, NGUYỄN HÀ THÀNH1 Email: lhminhigp@ 1 Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Vật lý Địa cầu Strasbourg, Pháp 3 Trường Đại học Rennes 1, Pháp 4 Trường Viễn thông Quốc gia Bretagne, Pháp 5 Trường Đại học Quốc gia Đài Loan Ngày nhận bài: 21 - 7 - 2013 1. Mở đầu Khu vực Đông Nam Á là nơi gặp gỡ của các mảng thạch quyển lớn của vỏ Trái Đất: mảng Âu Á ở phía bắc, mảng Ấn - Úc ở phía tây và phía nam, mảng Philippine ở phía đông. Dịch chuyển kiến tạo và biến dạng vỏ Trái Đất ở đây chịu tác động chủ yếu bởi quá trình va chạm thúc ép mảng Ấn Độ vào mảng Âu - Á, cũng như sự hút chìm xuống dưới của mảng Úc và mảng Philippine. Khu vực Đông Nam Á tạo từ hai khối kiến tạo chủ yếu: (1) khối Sunda (bao gồm địa khu Đông Dương gồm phần lớn lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia), Thái Lan, bán đảo Malaysia, Sumatra, Borneo, Java và các vùng biển nông nằm giữa và (2) khối Nam Trung Hoa. Chuyển động của các mảng nói trên từ hàng triệu năm qua đã hình thành các hệ thống đứt gãy trong khu vực được cho là gây bởi sự thúc ép của mảng Ấn Độ, tạo nên bức tranh dịch chuyển và biến dạng vỏ Trái đất khu vực phức tạp. Sự biến dạng khu vực được giải thích bằng hai giả thiết chính: thứ nhất do chuyển động liên tục của vỏ Trái Đất và thạch quyển được xem là môi trường biến dạng nhớt [7, 8, 11] và thứ hai do chuyển động của các khối thạch quyển rắn dọc theo các vùng đứt gãy hẹp [1, 18, 23-25] Việc thu thập các chứng cứ mới về biến dạng và dịch chuyển hiện đại của vỏ Trái Đất sẽ cho phép hiểu được tính đúng đắn của các giả thiết trên. Trong khoảng 20 năm gần đây việc đo đạc dịch chuyển vỏ Trái Đất ở khu vực Đông Nam Á bằng công nghệ GPS [3, 4, 14, 15, 21, 22, 31], đã cho thấy khối

TỪ KHÓA LIÊN QUAN