tailieunhanh - Thư viện Vatican và dự án bảo tồn bộ sưu tập cổ quý hiếm

Mục tiêu của số hóa các tài liệu quý hiếm ở Thư viện Vatican là hỗ trợ truy cập mở tới các di sản của nhân loại. Số lượng các tài liệu quý hiếm được dự kiến số hóa là thủ bản (codex) từ thời kỳ Trung Cổ đến giai đoạn chủ nghĩa nhân văn trong thời kỳ Phục Hưng. | NHÌN RA THẾ GIỚI THƯ VIỆN VATICAN VÀ DỰ ÁN BẢO TỒN BỘ SƯU TẬP CỔ QUÝ HIẾM Trần Thị Kiều Nga Viện Thông tin Khoa học xã hội 1. Lịch sử và nguồn tư liệu cổ, quý, hiếm của Thư viện Vatican . Lịch sử Thư viện Vatican Thư viện Tòa thánh Vatican, thường gọi là Thư viện Vatican, được thành lập năm 1475 và được xem là một trong số những thư viện cổ xưa nhất thế giới cho đến nay. Trước đó, năm 1451, giáo hoàng Nicholas V đã thành lập thư viện của riêng mình với số tài liệu ban đầu gồm 350 bản bằng tiếng Hy Lạp, tiếng Hebrew và tiếng Latin cổ. Đến năm 1455, thư viện đã có tài liệu, trong đó có 400 cuốn bằng tiếng Hy Lạp cổ đại. Cũng năm đó, Giáo hoàng Nicholas V mất. Việc tiếp tục sưu tầm và tích lũy tư liệu bị gián đoạn. Giáo hoàng Sixtus đệ IV đã tiếp tục công việc của người tiền nhiệm. Năm 1475, ngài chính thức thành lập Thư viện Tòa thánh Vatican với tên ban đầu là Thư viện Palatine. Giáo hoàng Sixtus đệ IV đã cử Batolomeo Platina, một nhà văn và thiên văn học nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng người Italia, làm quản thủ thư viện đầu tiên. Công việc đầu tiên Batolomeo tiến hành là lập danh mục toàn bộ tài liệu của thư viện. Trong năm 1475, ông đã hoàn thành bản danh mục của mình với thủ bản, bao gồm tài liệu chép tay, các tài liệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vào thời điểm bấy giờ, bộ sưu tập này được xem là bộ sưu tập lớn nhất Châu Âu. Tiếp sau đó, Giáo hoàng Julius II đã cho mở rộng thêm toà nhà của Thư viện và tiếp tục phát triển thư viện. Năm 1587, Giáo hoàng Situs đệ V đã chỉ định kiến trúc sư Domenico Fontana xây một toà nhà mới cho thư viện, đặt ngay tại Thánh đường Vatican. Toà nhà ấy vẫn được sử dụng cho đến ngày nay và chính là Thư viện Vatican bây giờ. Trong suốt thời kỳ Chấn hưng Công giáo, Thư viện Vatican đã giới hạn việc khai thác tài liệu và lập ra danh mục sách cấm, đặc biệt đối với những người theo đạo Tin Lành. Đến năm 1883, khi Giáo hoàng Leo XIII tại vị, lệnh cấm này mới chấm dứt và Thư viện được mở cửa phục vụ đại trà cho đến nay. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.