tailieunhanh - Kết quả bước đầu về hàm lượng các kim loại nặng trong nước sông hồng tại trạm thủy văn Sơn Tây

Mục đích của nghiên cứu này là (i) khảo sát sự biến đổi theo thời gian hàm lượng các kim loại nặng trong nước sông Hồng, (ii) xác định dạng chuyển tải đặc trưng (hòa tan/lơ lửng) trong nước sông của các kim loại này, từ đó cho phép (iii) đánh giá chất lượng nước sông Hồng theo các tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại nặng. | 36(3), 281-288 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2014 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ HÀM LƯỢNG CÁC KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC SÔNG HỒNG TẠI TRẠM THỦY VĂN SƠN TÂY ĐẶNG THỊ HÀ1, ALEXANDRA COYNEL2 Email: leha1645@ 1 Viện Hoá học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 UMR 5805 EPOC, ĐH Bordeaux 1, Cộng Hòa Pháp Ngày nhận bài: 30 - 10 - 2013 1. Mở đầu Có rất nhiều chất ô nhiễm trong nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, trong đó các kim loại nặng như Pb, As, Cu, Cd, Sb,. được xếp vào loại độc tố ở hàm lượng vết. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong nước vô cùng đa dạng, có thể do điều kiện tự nhiên (địa chất) hoặc do các hoạt động của con người [1, 7, 5, 9, 14]. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Hymalya là sông lớn thứ hai tại Việt Nam sau sông Mê Kông, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, văn hóa, chính trị và đời sống của người Việt. Nguồn nước sông Hồng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đời sống của người dân Bắc Bộ như nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt hàng ngày. Các nghiên cứu trước đây tại thượng nguồn các sông có nguồn gốc từ dãy núi Hymalaya (ví dụ sông Brahmapoutra hay sông Dương Tử (Yangtze)) đã cho thấy rằng hàm lượng As tồn tại trong các đá tại vùng này rất cao, có thể lên đến 4000 mg/kg [17] (hàm lượng trung bình nguyên tố As trong vỏ Trái Đất khoảng 2mg/kg [18]). Các quá trình phong hóa và xói mòn làm phá hủy các đá và giải phóng các kim loại nặng vào dòng chảy sông/suối dưới hai dạng chính là lơ lửng và hòa tan [7, 8, 14, 17, 18]. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu, khảo sát về hàm lượng các kim loại nặng ở trong nước mặt sông Hồng trong khi mà nguy cơ nhiễm độc từ các kim loại nặng trong nguồn nước mặt sông Hồng là rất cao và cần phải được kiểm soát. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ trình bày các kết quả thực nghiệm ban đầu thu được về hàm lượng các kim loại nặng (V, Cr, Co, Ni, Cu, Zn, As, Mo, Cd, Sb, Pb và Th) dạng hòa tan và lơ lửng trong nước sông Hồng tại trạm thủy văn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.