tailieunhanh - Bài giảng Hóa phân tích: Chương 5 - Nguyễn Thị Hiển
Chương 5 trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về sai số trong hóa phân tích. Những nội dung chính được trình bày trong chương này gồm có: Sai số; lý thuyết về sai số; độ đúng, độ chính xác, độ tin cậy; tính toán sai số hệ thống do phương pháp. . | BÀI GIẢNG HÓA PHÂN TÍCH Giảng viên: Nguyễn Thị Hiển Bộ môn Hóa – Khoa Môi Trường CHƯƠNG V SAI SỐ TRONG HÓA PHÂN TÍCH Nội dung: 1. Sai số 2. Lý thuyết về sai số 3. Độ đúng, độ chính xác, độ tin cậy 4. Tính toán sai số hệ thống do phương pháp 1. Sai số Sai số phân tích là sự sai lệch giữa kết quả thu được so với giá trị thực. Sai số cho phép là sai số mà người sử dụng chấp nhận. Phân loại sai số Dựa vào độ lớn, tính chất và nguyên nhân gây nên, sai số được chia thành 3 loại: (1) Sai số ngẫu nhiên (2) Sai số hệ thống (3) Sai số đáng tiếc (sai số thô) (1) Sai số ngẫu nhiên: - Là những sai số rất nhỏ và không có quy luật. - Do nguyên nhân ngẫu nhiên gây ra, không xác định được, không lý giải được, có trị số nhỏ hơn sai số cho phép, kết quả từng phép đo ở hai phía của giá trị thực, sai khác giữa hai số đo liền kề nhỏ hơn sai số cho phép. - Loại sai số này không chỉnh sửa được nhưng vì nhỏ nên được chấp nhận có trong kết quả phân tích. (2) Sai số hệ thống: - Là sai số có hướng làm cho kết quả phân tích luôn lớn hơn hoặc luôn nhỏ hơn giá trị thực vượt quá sai số cho phép. - Nguyên nhân: + Do dụng cụ đo không chính xác, hóa chất không sạch. Khắc phục: Căn chỉnh dụng cụ, thiết bị đo, kiểm tra hóa chất trước khi tiến hành thí nghiệm. + Sai số do phương pháp: sai số này có thể hiệu chỉnh được. Khắc phục: chọn lại phương pháp hoặc tính toán sai số với đối tượng chuẩn rồi chỉnh lý kết quả theo sai số tính được. + Sai số do sự thiên định cúa người phân tích: không hiệu chỉnh được, cần loại bỏ khi tính kết quả (3) Sai số thô: - Sai số này thường lớn, không có quy luật và gây ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. - Nguyên nhân: do chọn phương pháp không ổn định hoặc người làm phân tích bất cẩn. - Khắc phục: sai số thô không hiệu chỉnh được vì vậy cần loại bỏ khi tính toán kết quả, người làm phân tích không được phép mắc sai số thô Biểu diễn kết quả phân tích và sai số Sai số tuyệt đối: d x = x – Sau khi loại trừ sai số thô, kết quả phân tích là giá trị trung bình ( x ) của các | BÀI GIẢNG HÓA PHÂN TÍCH Giảng viên: Nguyễn Thị Hiển Bộ môn Hóa – Khoa Môi Trường CHƯƠNG V SAI SỐ TRONG HÓA PHÂN TÍCH Nội dung: 1. Sai số 2. Lý thuyết về sai số 3. Độ đúng, độ chính xác, độ tin cậy 4. Tính toán sai số hệ thống do phương pháp 1. Sai số Sai số phân tích là sự sai lệch giữa kết quả thu được so với giá trị thực. Sai số cho phép là sai số mà người sử dụng chấp nhận. Phân loại sai số Dựa vào độ lớn, tính chất và nguyên nhân gây nên, sai số được chia thành 3 loại: (1) Sai số ngẫu nhiên (2) Sai số hệ thống (3) Sai số đáng tiếc (sai số thô) (1) Sai số ngẫu nhiên: - Là những sai số rất nhỏ và không có quy luật. - Do nguyên nhân ngẫu nhiên gây ra, không xác định được, không lý giải được, có trị số nhỏ hơn sai số cho phép, kết quả từng phép đo ở hai phía của giá trị thực, sai khác giữa hai số đo liền kề nhỏ hơn sai số cho phép. - Loại sai số này không chỉnh sửa được nhưng vì nhỏ nên được chấp nhận có trong kết quả phân tích. (2) Sai số hệ thống: - Là sai số có hướng làm cho kết
đang nạp các trang xem trước