tailieunhanh - Bài giảng Hóa phân tích: Chương 3 - Nguyễn Thị Hiển

Bài giảng Hóa phân tích - Chương 3: Phân tích thể tích. Những nội dung chính trong chương này gồm có: Những khái niệm cơ bản, yêu cầu của phản ứng chuẩn độ, phương pháp chuẩn độ, cách pha dung dịch tiêu chuẩn, cách tính kết quả phân tích, đường chuẩn độ, chỉ thị, các phép chuẩn độ thường dùng. | BÀI GIẢNG HÓA PHÂN TÍCH Giảng viên: Nguyễn Thị Hiển Bộ môn Hóa học – khoa Môi trường Nội dung: I. Những khái niệm cơ bản II. Yêu cầu của phản ứng chuẩn độ III. Phương pháp chuẩn độ IV. Cách pha dung dịch tiêu chuẩn V. Cách tính kết quả phân tích VI. Đường chuẩn độ VII. Chỉ thị VIII. Các phép chuẩn độ thường dùng CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH THỂ TÍCH I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Phản ứng chuẩn độ: Là phản ứng hóa học xảy ra trong suốt quá trình chuẩn độ. - Dung dịch tiêu chuẩn: là dd thuốc thử có nồng độ chính xác đã biết - Dung dịch phân tích: Là dd chứa chất cần phân tích - Qúa trình chuẩn độ: là quá trình đưa từ từ dd tiêu chuẩn từ buret vào dd phân tích. - Điểm tương đương: là điểm mà tại đó dd tiêu chuẩn phản ứng vừa đủ với dd phân tích. - Điểm kết thúc chuẩn độ: là điểm rất gần hoặc trùng với điểm tương đương mà tại đó chất chỉ thị thay đổi rõ rệt. - Chất chỉ thị: là hóa chất hoặc công cụ đo, nó thay đổi tính chất của mình như màu sắc hoặc tín hiệu đo tại điểm tương đương. I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Tuy nhiên các chất chỉ thị thường không đổi màu tại đúng điểm tương đương nên điểm kết thúc chuẩn độ và điểm tương đương thường không trùng nhau, dẫn đến sai số phân tích, gọi là sai số chỉ thị. - Sai số chỉ thị e% được tính như sau: Vtd: thể tích dd tiêu chuẩn cần để đạt điểm tương đương Vkt: thể tích dd tiêu chuẩn đã dùng khi kết thúc chuẩn độ Tỉ số : (Vkt/Vtd).100 gọi là phần trăm chuẩn độ (% chuẩn độ). Sai số chỉ thị là: e% = % chuẩn độ -100 -Dụng cụ: Burét, pipét - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 20 - 1. Phản ứng phải hoàn toàn 2. Phản ứng phải cho một loại sản phẩm duy nhất 3. Phản ứng phải chọn lọc để tránh ảnh hưởng của các ion nhiễu 4. Tốc độ phản ứng phải đủ lớn để tức thời đạt cân bằng 5. Phải có chỉ thị để xác định điểm tương đương. II. YÊU CẦU CỦA PHẢN ỨNG CHUẨN ĐỘ 1. Phản ứng phải hoàn toàn Ví dụ: với phản ứng chuẩn độ: A + B A’ + B’ Kcb hằng số cân bằng Kcb của nó được xác định bằng biểu thức: K = [A’].[B’]/([A].[B]) Theo pt chuẩn độ, . | BÀI GIẢNG HÓA PHÂN TÍCH Giảng viên: Nguyễn Thị Hiển Bộ môn Hóa học – khoa Môi trường Nội dung: I. Những khái niệm cơ bản II. Yêu cầu của phản ứng chuẩn độ III. Phương pháp chuẩn độ IV. Cách pha dung dịch tiêu chuẩn V. Cách tính kết quả phân tích VI. Đường chuẩn độ VII. Chỉ thị VIII. Các phép chuẩn độ thường dùng CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH THỂ TÍCH I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Phản ứng chuẩn độ: Là phản ứng hóa học xảy ra trong suốt quá trình chuẩn độ. - Dung dịch tiêu chuẩn: là dd thuốc thử có nồng độ chính xác đã biết - Dung dịch phân tích: Là dd chứa chất cần phân tích - Qúa trình chuẩn độ: là quá trình đưa từ từ dd tiêu chuẩn từ buret vào dd phân tích. - Điểm tương đương: là điểm mà tại đó dd tiêu chuẩn phản ứng vừa đủ với dd phân tích. - Điểm kết thúc chuẩn độ: là điểm rất gần hoặc trùng với điểm tương đương mà tại đó chất chỉ thị thay đổi rõ rệt. - Chất chỉ thị: là hóa chất hoặc công cụ đo, nó thay đổi tính chất của mình như màu sắc hoặc tín hiệu đo tại điểm tương đương. I. NHỮNG KHÁI