tailieunhanh - Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội

Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội có nhiều giá trị cả trong quá khứ và hiện tại. Lê Thánh Tông đã luật hóa tư tưởng về trách nhiệm xã hội đối với từng vị trí người trong xã hội. Theo đó vua, quan phải có trách nhiệm đối với đất nước; người dân phải có trách nhiệm với xã hội, với triều đình. Trách nhiệm xã hội đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi người đều phải thực hiện là bảo vệ Tổ quốc, để đất nước được thái bình và bền vững. | Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội Nguyễn Thị Phương Mai1 1 Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: phuongmaivass@ Nhận ngày 23 tháng 7 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 9 năm 2016. Tóm tắt: Quan niệm của Lê Thánh Tông về trách nhiệm xã hội có nhiều giá trị cả trong quá khứ và hiện tại. Lê Thánh Tông đã luật hóa tư tưởng về trách nhiệm xã hội đối với từng vị trí người trong xã hội. Theo đó vua, quan phải có trách nhiệm đối với đất nước; người dân phải có trách nhiệm với xã hội, với triều đình. Trách nhiệm xã hội đầu tiên và quan trọng nhất mà mọi người đều phải thực hiện là bảo vệ Tổ quốc, để đất nước được thái bình và bền vững. Từ khóa: Lê Thánh Tông, trách nhiệm xã hội. Abstract: King Le Thanh Tong’s views on responsibilities toward the society bear high values in both the past and present. He codified the thought on the responsibilities for each type and class of person in the society, which stipulated that the monarchs and mandarins be responsible towards the country, and the subjects be responsible toward the society and the court. The first and foremost responsibility, which is also the most important one that everyone is to assume, is to defend the Fatherland, to strive for the peaceful and firm development of the country. Keywords: Le Thanh Tong, responsibilities towards the society. 1. Mở đầu Triều nhà hậu Lê được thiết lập sau chiến thắng quân Minh. Tuy nhiên, ở các đời vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, triều Lê có nhiều mâu thuẫn cung đình phức tạp. Triều đình bị lũng đoạn bởi các phe phái; đời sống nhân dân gặp nhiều khốn khó: “Hiền tài là rường cột của triều đình mà sạch không như quét đất. Văn chương là khí vận của nhà nước mà im ắng tựa cỏ khô. Bọn xiểm nịnh được tin dùng, kẻ đao bút được tiến cử” [2, ]. Năm 1460, đảo chính xảy ra tại cung đình. Khi đó, Cung vương Khắc Xương được triều thần bàn định lên ngôi vua nhưng một mực từ chối. Lê Thánh Tông được rước về kinh thành và tôn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.