tailieunhanh - Vai trò của xã hội dân sự

Trên thế giới và ở Việt Nam, khái niệm xã hội dân sự đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đang có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm xã hội dân sự và về vai trò của xã hội dân sự đối với sự phát triển xã hội. Bài viết đưa ra một số quan niệm về vai trò của xã hội dân sự trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó cho rằng xã hội dân sự có vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội và cần phát huy vai trò của nó; đồng thời cần khắc phục những mặt còn hạn chế. | Vai trò của xã hội dân sự Nguyễn Minh Phương1 Tóm tắt: Trên thế giới và ở Việt Nam, khái niệm xã hội dân sự đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đang có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm xã hội dân sự và về vai trò của xã hội dân sự đối với sự phát triển xã hội. Bài viết đưa ra một số quan niệm về vai trò của xã hội dân sự trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó cho rằng xã hội dân sự có vai trò tích cực đối với sự phát triển xã hội và cần phát huy vai trò của nó; đồng thời cần khắc phục những mặt còn hạn chế. Từ khóa: Xã hội dân sự; thế giới; Việt Nam. Abstract: The concept of civil society is now used widely in the world and Vietnam. However, there are various ways of understanding the concept, and the role of civil society in social development. The paper provides a number of views on its role in the world and Vietnam, and then holds that it has a positive role towards social development, which is necessary to be brought into full play, while overcoming its limitations. Keywords: Civil society; world; Vietnam. 1. Mở đầu Trên thế giới, người ta đang nói nhiều về xã hội dân sự. Xã hội dân sự (civil society) được hiểu là các quan hệ và tổ chức liên kết người dân theo lứa tuổi, sở thích, giới tính, nghề nghiệp với nhiều loại hình và tên gọi khác nhau (như liên hiệp, hiệp hội, hội, liên đoàn, câu lạc bộ, quỹ, viện, trung tâm, hội đồng, uỷ ban, nhóm tình nguyện.) nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm đam mê, mối quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau của người dân trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích của hội viên, thành viên và giám định, tư vấn, phản biện xã hội; tham gia cung ứng các dịch vụ công và giải quyết các vấn đề xã hội; hoạt động nhân đạo, từ thiện, Các tổ chức xã hội dân sự được tổ chức và hoạt động theo tinh thần tự nguyện trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước, nhưng không phải là những cơ quan mang tính quyền lực nhà nước. Chính vì thế, các tổ chức xã hội dân sự còn được gọi là các tổ chức phi chính Ở nhiều nước trên thế giới, xã hội dân sự được .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN