tailieunhanh - Tiếp nhận văn luận phương Tây của Lương Khải Siêu

Bài viết phân tích việc tiếp nhận văn luận phương Tây của Lương Khải Siêu trong lịch sử Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Theo tác giả, Lương Khải Siêu là nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. | Tiếp nhận văn luận phương Tây của Lương Khải Siêu Bùi Thị Thiên Thai1 Tóm tắt: Bài viết phân tích việc tiếp nhận văn luận phương Tây của Lương Khải Siêu trong lịch sử Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Theo tác giả, Lương Khải Siêu là nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ, lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công lao lớn trong việc dịch thuật, và là người đề xướng cách mạng thi giới, cách mạng tiểu thuyết giới, cách mạng văn giới. Từ khóa: Lương Khải Siêu; Trung Quốc; phương Tây; văn luận. Abstract: The author analyses the absorption of Western literary theory by Liang Qichao in the period from late 19th century to early 20th century. Liang is a thinker and political activist with durable and strong influence in China’s history. He made major contributions with translation of works and by appealing for revolutions in the realms of poetry, novels, and literature in general. Keywords: Liang Qichao; China; the West; literary theory. 1. Mở đầu Lương Khải Siêu tự Trác Như, hiệu Nhiệm Công, bút hiệu Ẩm Băng Tử, Ẩm Băng Thất chủ nhân (Ẩm Băng ý nói lòng ông nóng nảy duy tân lắm, phải uống băng cho nó nguội bớt đi, ý này lấy trong Nhân gian thế của Trang Tử). Ông là người đi đầu trong việc mở mang phong khí, cách tân văn hoá cho Trung Quốc. Năm 1890, Lương Khải Siêu học tại Vạn Mộc thảo đường, bắt đầu tiếp nhận học thuyết tư tưởng của Khang Hữu Vi. Trong giai đoạn này, ông chủ yếu tiếp nhận lối học truyền thống (Kinh học). Trong thời kỳ phong trào Duy Tân, Lương Khải Siêu hoạt động tích cực, ông từng là chủ bút Vạn quốc công báo (sau đổi thành Trung ngoại kỷ văn của Bắc Kinh; Thời vụ báo của Thượng Hải); sau lại tham 78 gia vào biến pháp Duy Tân một trăm ngày. Ông là trợ thủ đắc lực của Khang Hữu Vi (Khang Hữu Vi sinh 1858, mất năm 1927, là nhân vật thúc đẩy sự tiến bộ trong lịch sử Trung Quốc, trung kiên trong cuộc vận động biến pháp cuối triều Mãn Thanh). Sau biến pháp Duy Tân, Lương Khải Siêu trốn sang Nhật Bản. Trong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN