tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số bài toán phân hoạch xích đối xứng trên các Poset có hạng, hữu hạn

Luận văn Thạc sĩ Toán học: Một số bài toán phân hoạch xích đối xứng trên các Poset có hạng, hữu hạn trình bày về đưa ra hai phương pháp phân hoạch xích đối xứng (phương pháp quy nạp và phương pháp trực tiếp) cho hai Poset có hạng và hữu hạn. Mời các bạn tham khảo luận văn đề nắm bắt nội dung chi tiết. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG đẠi học sư phạm TP. Hồ chí minh Thân Thị Phương Trang MỘT số bài toán phân hoạch xích ĐỐI XƯNG TRÊN CÁC POSET Có hạng HỮU HẠN LUẬN VĂN THẠC sĩ toán học Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 PHÀN MỞ ĐẦU Kể từ khi Sperner đưa ra định lý Sperner 1928 về số cực đại các phần tử của một phản xích trên poset các tập con của tập n-phần tử thì định lý này đã được các nhà toán học khác chứng minh lại tổng quát hóa và mở rộng đến lý thuyết về các poset. Trong đó có một cấu trúc rất đẹp là cấu trúc xích đối xứng đặc biệt là sự phân hoạch xích đối xứng trên các poset và các ứng dụng của nó. Vì trong các dạng poset ta thường quan tâm đến các poset có hạng và hữu hạn nên ở luận văn này ta chỉ chú ý đến các poset dạng đó đặc biệt là poset P S các tập con của tập n-phần tử S poset P m các ước nguyên dương của số nguyên m cho trước và poset tích trực tiếp của chúng. Năm 1951 nhà toán học de Bruijn đã chứng minh poset P m các ước nguyên dương của số nguyên m cho trước có một phân hoạch thành các xích đối xứng - tức P m có thể biểu diễn như hợp rời rạc các xích đối xứng. Kết quả này được xây dựng nhờ vào phương pháp quy nạp theo số các ước nguyên tố phân biệt của số m. Nhưng khi m có khá nhiều các ước nguyên tố thì phương pháp này trở nên phức tạp. Vì vậy vào năm 1976 trong xu thế tìm kiếm các phương pháp phân hoạch trực tiếp cho poset P m hai nhà toán học Greene và Kleitman đã đạt được một kết quả khá đẹp họ đưa ra được một phân hoạch trực tiếp xích đối xứng cho poset P S các tập con của tập n - phần tử S. Kết quả này là lời giải cho một trường hợp đặc biệt k1 k2 . kn 1 của bài toán phân hoạch trực tiếp xích đối xứng poset P m với m nhưng đồng thời cũng là cơ sở để ta giải quyết bài toán này trong trường hợp tổng quát. Trong luận văn này tôi sẽ trình bày cả hai phương pháp quy nạp và trực tiếp để phân hoạch hai poset P S và P m thành các xích đối xứng và chỉ ra rằng cả hai phương pháp này đều như nhau. Sau đó tôi sẽ đi sâu vào cấu trúc của một phân hoạch

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.