tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giảng dạy Văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Giảng dạy Văn học trung đại Việt Nam ở bậc THCS theo phương pháp đọc hiểu dưới đây trình bày về thực trạng dạy - học và sự đổi mới phương pháp giảng dạy Văn học Việt Nam ở bậc THCS; Văn học trung đại và những vấn đề giảng dạy Văn học trung đại ở bậc THCS theo phương pháp đọc - hiểu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ HUYỀN LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài GIẢNG DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở BẬC THCS THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIẾU Chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học môn Văn Mã số PPVA-07-006 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh- 2010 Giảng dạy văn học trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc- hiểu 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu . Xuất phát từ yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn hiện nay Ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển thì ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng lại có một vai trò và nhiệm vụ mới. Vai trò và nhiệm vụ mới này đã được Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rất rõ trong bài viết Đổi mới toàn diện Ngày nay sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên dù được học trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn. Thế thì cái gì là quan trọng Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc rèn luyện phương pháp suy nghĩ phương pháp học tập phương pháp tìm tòi phương pháp vận dụng kiến thức phương pháp vận dụng tốt nhất bộ óc của mình. Và định hướng đổi mới phương pháp dạy và học cũng được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII 1 - 1993 Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII 12 -1996 được thể chế hóa trong Luật Giáo dục 12 - 1998 được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là chỉ thị số 15 4 - 1999 . Luật Giáo dục điều cũng ghi rõ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học môn học bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh . Như vậy chúng ta có thể thấy rằng tiêu chí quan trọng hàng đầu của giáo dục hiện nay là đào tạo học sinh trở thành những con người năng động chủ động biết vận vận dụng và sáng tạo những gì đã học được trên ghế nhà trường vào trong đời sống góp phần phát triển xã hội. Tiêu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN