tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn thạc sĩ: Tham nhũng trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể có liên quan để chủ động phòng, tránh, chống tham nhũng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra và phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỮU QUÂN THAM NHŨNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HỮU QUÂN THAM NHŨNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: . Bùi Xuân Đức Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam HÀ NỘI - 2009 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tham nhũng là quốc nạn không chỉ của riêng một quốc gia nào. Cuộc chiến chống tham nhũng đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là “cản trở những nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ ta” [37]. Nhận thức được những tác hại đó, thời gian qua, đặc biệt là từ 1998 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản về vấn đề phòng, chống tham nhũng. Quyết tâm phòng, chống tham nhũng được khẳng định mạnh mẽ qua việc Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (tháng 11 năm 2005, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2006). Những năm gần đây, khoa học và công nghệ (KH&CN) là một trong những lĩnh vực được Nhà nước quan tâm đầu tư lớn. Hàng năm, lĩnh vực này được đầu tư khoảng 2% tổng chi ngân sách nhà nước (tương đương 0,5% GDP), trong đó có một phần không nhỏ dành cho nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý các nhiệm vụ KH&CN không ngừng được đổi mới theo hướng tích cực, phù hợp với thực tiễn. Không thể phủ nhận những thành tựu phát triển về mọi mặt của đất nước do kết quả của việc đầu tư cho KH&CN đem lại nhưng cũng vẫn tồn tại thực tế là, nhiều đề tài, dự án
đang nạp các trang xem trước