tailieunhanh - Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội ở Việt Nam

Nội dung bài viết là trong mỗi giai đoạn cách mạng, phương thức lãnh đạo của Đảng đổi với Nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng có những đặc điểm riêng. Nhìn chung phương thức lãnh đạo của Đảng đã ngày càng phù hợp với chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Quốc hội. | Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội ở Việt Nam Vũ Thị Thu Hương1 1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Email: huongvtt84@ Nhận ngày 01 tháng 10 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 14 tháng 11 năm 2017. Tóm tắt: Từ năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền. Từ đó đến nay, trong mỗi giai đoạn cách mạng, phương thức lãnh đạo của Đảng đổi với Nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng có những đặc điểm riêng. Nhìn chung phương thức lãnh đạo của Đảng đã ngày càng phù hợp với chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Quốc hội. Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua: đường lối, quan điểm, các nghị quyết của Đảng; thông qua Đảng Đoàn Quốc hội; thông qua thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của Quốc hội; và thông qua việc giới thiệu cán bộ vào một số chức vụ nhất định của Quốc hội. Từ khóa: Phương thức lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội. Phân loại ngành: Triết học Abstract: In 1945, the Communist Party of Vietnam became the ruling party. Since then, in each stage, its mode of leadership towards the State in general and the National Assembly in particular has had specific characteristics. In general, the Party's leadership mode has been more and more in line with its leadership functions and the Assembly’s management function. The Party leads the National Assembly with its guidelines, views and resolutions; via the latter’s Party Committee; via the implementation of the functions of checking and supervising the latter’s operations; and via the recommendations of candidates to certain positions in the latter. Keywords: Mode of leadership, the Communist Party of Vietnam, the National Assembly. Subject classification: Philosophy 1. Mở đầu Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền, có vai trò lãnh đạo nhà nước và 62 xã hội. Nhà nước là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN