tailieunhanh - Các loài thực vật quý hiếm và tiềm năng cây thuốc ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Bài viết tiến hành nghiên cứu và phân loại các loài trong khu hệ nghiên cứu, sau đó tra cứu và phân loại trong tổng số loài thu được theo các tài liệu (trong phần tài liệu tham khảo) để tìm ra các loài thực vật quý hiếm, cũng như các loài thuốc có tiềm trong tổng số loài thu được theo các tài liệu (trong phần tài liệu tham khảo) để tìm ra các loài thực vật quý hiếm, cũng như các loài thuốc có tiềm năng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM VÀ TIỀM NĂNG CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NGUYỄN THỊ YẾN, LÊ NGỌC CÔNG Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên ĐỖ HỮU THƯ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ có diện tích ha trên địa phận hành chính của các xã Xuân Sơn, Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng của huyện Tân Sơn. VQG Xuân Sơn có vị trí địa lý từ 21003' đến 21012' vĩ độ Bắc, từ 104051' đến 105001' kinh độ Đông, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới nhưng xa đường xích đạo nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh. Nhiệt độ hàng năm trung bình t ừ 220C - 250C. Lượng mưa trung bình năm t ừ - , độ ẩm không khí đạt trung bình 86%. Vườn Quốc gia Xuân Sơn có 4 loại đất chính, đặc biệt có loại có giá trị là: đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH) phân bố từ độ cao 700m trở lên có tầng mùn dày, đất không có tầng đất này, ít đá lẫn, đất khá màu mỡ. Đó là những điều kiện thuận lợi cho thảm thực vật rừng phát triển. Trong VQG Xuân Sơn có 10 xóm dân cư với 2 dân tộc chính là người Dao (chiếm 65,42%) và người Mường (chiếm 34,43%), còn lại là người Kinh. Tập quán sản xuất của họ chủ yếu là canh tác nương rẫy truyền thống và trồng lúa nước. Để góp phần cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học - đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm cũng như các loài cây thuốc dễ trồng mà có giá trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và phân loại các loài trong khu hệ nghiên cứu, sau đó tra cứu và phân loại trong tổng số loài thu được theo các tài liệu (trong phần tài liệu tham khảo) để tìm ra các loài thực vật quý hiếm, cũng như các loài thuốc có tiềm năng. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Toàn bộ các loài thực vật bậc cao có mạch ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp điều tra, thu thập mẫu vật và số liệu ở địa điểm nghiên cứu theo tuyến điều tra và
đang nạp các trang xem trước