tailieunhanh - Tác động của kinh tế thị trường đến văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

Trong thời kì văn học trung đại Việt Nam, các nhà nho viết văn, làm thơ chủ yếu để mua vui, thù tạc hay giáo huấn đạo đức, vì thế họ chưa bao giờ xem tác phẩm văn học là một sản phẩm hàng hóa. Từ đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện một quan niệm mới coi viết văn cũng là một nghề để kiếm sống (người mở đầu là Tản Đà), thì các nhà văn mới ý thức rằng tác phẩm văn chương cũng là một sản phẩm hàng hoá và phải chịu sự chi phối của kinh tế thị trường. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường tác động mạnh tới văn học, nhờ đó mở ra một giai đoạn phát triển mới của văn học. | Tác động của kinh tế thị trường đến văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới Lê Dục Tú1 Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: ductuvvh@ 1 Nhận ngày 12 tháng 1 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 9 tháng 2 năm 2017. Tóm tắt: Trong thời kì văn học trung đại Việt Nam, các nhà nho viết văn, làm thơ chủ yếu để mua vui, thù tạc hay giáo huấn đạo đức, vì thế họ chưa bao giờ xem tác phẩm văn học là một sản phẩm hàng hóa. Từ đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện một quan niệm mới coi viết văn cũng là một nghề để kiếm sống (người mở đầu là Tản Đà), thì các nhà văn mới ý thức rằng tác phẩm văn chương cũng là một sản phẩm hàng hoá và phải chịu sự chi phối của kinh tế thị trường. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường tác động mạnh tới văn học, nhờ đó mở ra một giai đoạn phát triển mới của văn học. Từ khoá: Kinh tế thị trường, văn học Việt Nam, đổi mới. Abstract: During Vietnam’s middle ages, Confucians wrote prose and literature mostly as leisure activities, for interaction or teaching of ethics, so they never considered literary works to be commodities. It was early in the 20th century, when a new view on the occupation of writing as a means to earn living was started with Tan Da (1889-1939), that writers got aware that the works were also goods, which were governed by the market mechanism. During Vietnam’s đổi mới, or renovation, the market economy has exerted strong impacts on literature, thus ushering in a new development period of the country’s literature. Keywords: Market economy, Vietnamese literature, renovation. 1. Mở đầu Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, nhà thơ Tản Đà sau những thất vọng trong đời sống tình cảm đã bỏ nhà lên thành phố. Cuộc sống thành thị lúc bấy giờ đã ảnh hưởng mạnh đến tư tưởng, tình cảm và thái độ trước cuộc sống hiện tại của Tản Đà, điều này khiến ông có những thay đổi trong quan niệm văn chương. Sinh thời, Tản Đà đã từng coi văn chương là một thú chơi, một cuộc chơi tùy hứng. Bởi vậy, khi bàn đến vẻ đẹp của tác phẩm văn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.