tailieunhanh - Kết quả nuôi cá niên onychosto gerlachi (peters, 1880) thương phẩm ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Bài báo này trình bày những kết quả nuôi cá Niên thương phẩm ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ năm 2006-2007 do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi và Chi nhánh Ven biển Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga phối hợp thực hiện. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KẾT QUẢ NUÔI CÁ NIÊN ONYCHOSTO GERLACHI (Peters, 1880) THƯƠNG PHẨM Ở MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI TRẦN VĂN TRỌNG, TRẦN VĂN BẰNG Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga Cá Niên Onychostoma gerlachi (Peters, 1880) tại Quảng Ngãi phân bố chủ yếu ở các sông suối miền núi. Đây là một loài cá có giá trị kinh tế không chỉ ở địa phương mà cả khu vực miền Trung, chúng đư ợc coi như một loại hải đặc sản. Trong những năm gần đây mức độ khai thác loài cá này ngoài tự nhiên ngày một gia tăng. Qua tham khảo tài liệu cho thấy ở Việt Nam và trên thế giới chưa nuôi loài cá này trong các ao hồ mà chỉ dừng lại ở khâu mô tả phân loại. Để góp phần tạo nguồn thực phẩm tại chỗ và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, việc chủ động nuôi loài cá này ở miền núi là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn lớn. Bài báo này trình bày những kết quả nuôi cá Niên thương phẩm ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ năm 2006-2007 do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi và Chi nhánh Ven bi ển Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga phối hợp thực hiện. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Cá Niên có tên khoaọch là Onychostoma gerlachi (Peters, 1880); thuộc bộ Cá chép Cypriniformes, họ Cá chép Cyprinidae, giống Cá sỉnh Onychostoma. Tên phổ thông gọi là Cá sỉnh, Quảng Ngãi gọi là Cá niên, Quảng Nam gọi là Cá mác. Địa điểm thực hiện tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi như Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng. Đây là những nơi cá Niên phân bố nhiều ngoài tự nhiên và có nguồn nước tự chảy khá dồi dào thuận lợi cho việc triển khai nuôi trong các ao hồ bằng nguồn nước tự chảy. 2. Phương pháp nghiên cứu Áp dụng quy trình nuôi như các loài cá nước ngọt khác. + Chọn ao nuôi: Ao nuôi phải có các điều kiện môi trường gần giống với điều kiện sống của chúng ngoài tự nhiên như: có nguồn nước tự chảy thường xuyên, dồi dào, diện tích tối thiểu từ 80-100m2, độ sâu từ 0,8-1,0m2, độ trong 0,6
đang nạp các trang xem trước