tailieunhanh - Ebook An lạc từ tâm: Phần 2 - NXB Phương Đông
Phần 2 ebook gồm 3 chương: Chương 4: Tìm được điểm khởi đầu của hạnh phúc, chương 5: Chuyến hóa cảm nhận chủ quan, chương 6: Tìm được hạnh phúc đích thực vô thường chính là sự vĩnh hằng bất biến. chi tiết nội dung phần 2 tài liệu. | CHƯƠNG 4: TÌM ĐƯỢC ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA HẠNH PHÚC TRI TÚC LÀ ĐIỂM KHỞI ĐẦU CỦA HẠNH PHÚC Hạnh phúc là hai chữ thiêng liêng mà bất kì ai cũng mơ ước về nó. Trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc, biết bao người đã để tuột mất nó khỏi tầm tay, có biết bao người đang sống trong hạnh phúc nhưng lại không hay biết đó là hạnh phúc. Con người dùng hết thời gian đời mình để mưu cầu hạnh phúc nhưng chỉ đổi được lấy mái đầu phơ phơ tóc trắng, bóng dáng hạnh phúc đâu thì vẫn mù khơi. Sở dĩ như thế là vì họ không hiểu được hạnh phúc đích thực là gì- Tuy giàu có, khổe mạnh, có địa vị, quyền thế đều là những điều mà thông thường ai cũng thích, nhưng đó không phải là những tiêu chuẩn, là những điều đại diện cho hạnh phúc. Tâm Bình An mới là hạnh phúc đích thực, có được bình an hay không tuy có liên quan mật thiết đến hoàn cảnh ngoại tại, nhưng mang tính quyết định vẫn là trạng thái tâm lí chủ quan nội tại của mỗi con người. Nếu lòng mình thấy bình an, tri túc, đó là hạnh phúc! Nếu không biết đủ thì rất khó tìm được hạnh phúc. Tri túc đích thực phải đạt đến trình độ “nhiều cũng thấy đủ, ít cũng thấy đủ mà không có cũng thấy đủ”, đây là điều kiện tiên quyết để con người đạt đến trạng thái bình an thường lạc. Tuy nhiên, về vấn đề “nhiều cũng thấy đủ” hơi khó hiểu, “ít cũng thấy đủ và không có cũng thấy đủ” càng khó hiểu hơn. Người bình thường sẽ cảm thấy lo lắng, phiền muộn khi cảm thấy vật chất thiết yếu không đủ dùng, và ngay khi cả những thứ được cho là thiết yếu cũng không đủ thì làm sao tri túc? Huống gì là khi trơ trọi chẳng có gì, khi đó nói tới tri túc chẳng phải là kì quái hay sao? Thực ra, vật chất nhiều bao nhiêu cũng không thể gọi là đủ vì khái niệm nhiều ít chỉ hiện hữu khi được so sánh chứ chưa ai quy định thế nào là nhiều, thế nào là ít. Hơn nữa, nếu thực sự sở hữu được nhiều vật chất cũng không thể giữ mãi không mất, cũng không thể giúp chủ sở hữu phát triển, trưởng thành hơn người khác được. Cho nên, khi “có” cần biết đủ, khi “ít” cần biết đủ và khi không có .
đang nạp các trang xem trước