tailieunhanh - Giá trị văn học của Nam phong tạp chí

Với mục đích “truyền bá các khoa học tư tưởng của Thái Tây, Nam phong tạp chí một mặt làm sống dậy nền văn chương cổ điển của dân tộc Việt Nam; mặt khác, tiếp thu nhiều thể loại văn học mới từ phương Tây, đặc biệt là nền văn học Pháp. Nam phong tạp chí đã góp phần quan trọng đưa nền văn học nghệ thuật của Việt Nam hòa nhập với nền văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới, nhất là của văn học nghệ thuật Pháp, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học. nước nhà. | Giá trị văn học của Nam phong tạp chí Nguyễn Hữu Sơn1 Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: lavson59@ 1 Nhận ngày 10 tháng 6 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 7 năm 2017. Tóm tắt: Với mục đích “truyền bá các khoa học tư tưởng của Thái Tây, Nam phong tạp chí một mặt làm sống dậy nền văn chương cổ điển của dân tộc Việt Nam; mặt khác, tiếp thu nhiều thể loại văn học mới từ phương Tây, đặc biệt là nền văn học Pháp. Nam phong tạp chí đã góp phần quan trọng đưa nền văn học nghệ thuật của Việt Nam hòa nhập với nền văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới, nhất là của văn học nghệ thuật Pháp, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học nước nhà. Từ khóa: Nam phong tạp chí, Phạm Quỳnh, văn học nghệ thuật, Việt Nam. Phân loại ngành: Văn học Abstract: Aimed at “disseminating Western sciences and ideologies”, the journal entitled Nam phong tạp chí, on the one hand, revived the Vietnamese nation’s classical literature, and on the other hand, absorbed many new genres of Western literature, especially that of France. The journal made important contributions to integrating Vietnam’s literature and arts with those of the world, especially the French literature and arts. It thus contributed significantly to the development of the country’s literature. Keywords: Nam phong tạp chí, Pham Quynh, literature and arts, Vietnam. Subject classification: Literature 1. Đặt vần đề Nam phong tạp chí do Louis Marty sáng lập và Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm, tồn tại trong hơn 17 năm, từ tháng 7/1917 đến tháng 12/1934. Với chủ trương “thổ nạp Á Âu, điều hòa tân cựu”. Khi xác định những đóng góp của Nam phong tạp chí (1917- 1934) vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, cần đặt tạp chí này trong bối cảnh lịch sử văn hóa dân tộc giai đoạn này. Thực tại xã hội lúc đó đã tạo đà cho học thuật, văn chương nghệ thuật, báo chí phát triển lên một tầm mức mới. Ở đây cần đặc biệt coi trọng quan điểm lịch sử cụ thể xác .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN