tailieunhanh - Góp thêm ý kiến về khái niệm xã hội dân sự

Nội hàm bản chất của khái niệm xã hội dân sự đã được nhiều nhà khoa học bàn đến. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức xã hội mang tính độc lập với các tổ chức xã hội thuộc nhà nước trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị và văn hóa. | Góp thêm ý kiến về khái niệm xã hội dân sự Nguyễn Hữu Đổng* Tóm tắt: Nội hàm bản chất của khái niệm xã hội dân sự đã được nhiều nhà khoa học bàn đến. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức xã hội mang tính độc lập với các tổ chức xã hội thuộc nhà nước trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị và văn hóa. Đây là các tổ chức xã hội tồn tại một cách khách quan, tất yếu trong mỗi quốc gia, và chúng không thể thiếu trong quá trình phát triển, thực hiện vai trò bổ khuyết, hỗ trợ và hợp tác cùng với các tổ chức thuộc nhà nước đưa các quốc gia tới xã hội giàu mạnh, công bằng, bình đẳng và văn minh. Từ khóa: Xã hội; dân sự; xã hội dân sự. 1. Bản chất của xã hội dân sự Xã hội dân sự được các nhà khoa học bàn đến nhiều bắt đầu từ thế kỷ XVIII. Nền tảng của khái niệm xã hội dân sự được xuất phát từ những tư tưởng về “chủ quyền nhân dân” và sự phủ định vai trò tuyệt đối của nhà nước mà các nhà triết học chính trị thời kỳ khai sáng như Rousseau hay Montesquier nêu ra. Xã hội dân sự về thực chất đã hình thành từ thời cổ đại khi trong xã hội loài người xuất hiện nhà nước. Tức là, việc nhà nước xuất hiện, “tách ra” khỏi xã hội là nguyên nhân khách quan hình thành xã hội dân sự. Không có một chủ thể nào có thể xây dựng xã hội dân sự, mà tự nó hình thành như một quy luật khách quan tất yếu của tự nhiên và xã hội. Nhà nước và xã hội dân sự được nhìn nhận như hai mặt “đối lập” của các sự vật, hiện tượng trong thế giới loài người. Hai mặt đối lập là nhà nước và xã hội dân sự đều được hình thành và tồn tại, vận động, biến đổi một cách khách quan trong quá trình phát triển. Sự tồn tại, vận động, biến đổi của hai*mặt nhà nước và xã hội dân sự theo quy luật tất yếu khách quan là chúng ngày càng được hoàn thiện, tiến bộ hơn. Do vậy, có thể nhận thức rằng, xã hội dân sự là xã hội phi nhà nước, ở đó, các mối quan hệ giữa con người với nhau được giải quyết một cách độc lập, theo hình thức “tự lập”, “tự quản”, không cần có sự can thiệp trực tiếp của nhà nước. Xã hội .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.