tailieunhanh - Kiến thức cần nhớ: Chuyển động đều và tỉ lệ thuận, nghịch
Chia sẻ đến các bạn tài liệu tham khảo Kiến thức cần nhớ: Chuyển động đều và tỉ lệ thuận, nghịch. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn trong quá trình học tập, nâng cao kiến thức về môn Vật lý. tài liệu để nắm vững nội dung chi tiết. | KIẾN THỨC CẦN NHỚ: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU VÀ TỈ LỆ THUẬN, NGHỊCH Chuyển động đều *. Quãng đường bằng vận tốc nhân với thời gian. S = vxt *. Vận tốc bằng quãng đường chia cho thời gian. v = S : t *. Thời gian bằng quãng đường chia cho vận tốc. t = S : v. *.NGHỊCH CHIỀU: *. Thời gian gặp nhau bằng quãng đường chia cho tổng hai vận tốc. t = S : ( v1 + v2) *.CÙNG CHIỀU: *. Thời gian đuổi kịp bằng khoảng cách chia cho hiệu hai vận tốc. t = S : (v1 – v2) (v1>v2) Chú ý: Tìm thời gian gặp nhau hay thời gian đuổi kịp ta phải xét 2 chuyển động khởi hành cùng một lúc. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian và cũng tỉ lệ thuận với vận tốc. Quãng đường không đổi vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian. Muốn tính vận tốc trung bình, chú ý là thời gian đi phải bằng nhau. *.Vận tốc trung bình Lưu ý khi tính Vận tốc trung bình. Trường hợp đề bài cho biết một chuyển động đi với 2 vận tốc khác nhau, chỉ tính được vận tốc trung bình bằng cách tính trung bình cộng của 2 vận tốc đã cho, chỉ khi đi với 2 vận tốc đó có số đo thời gian bằng nhau. Coi chừng, đề bài cho đi với 2 quãng đường bằng nhau thì không thể tính vận tốc trung bình bằng cách tính trung bình cộng của 2 vận tốc. Tỉ lệ thuận - Tỉ lệ nghịch *.2 đại lượng tỉ lệ thuận là khi đại lượng này tăng bao nhiêu lần thì đại lượng tăng bấy nhiêu lần. (ngược lại). *.2 đại lượng tỉ lệ nghịch là khi đại lượng này tăng bao nhiêu lần thì đại lượng giảm bấy nhiêu lần. (ngược lại). *.TỈ LỆ THUẬN Bài 1: đội 12 học sinh trồng được 48 cây. Hỏi theo mức đó một lớp gồm 45 học sinh trồng được bao nhiêu cây? Bài 2: 24 cái quần như nhau hết 48 m vải. Hỏi may 75 cái quần cùng loại đó cần có bao nhiêu mét vải? Bài 3: đóng 5 bộ bàn ghế trong một ngày, cần 9 người thợ mộc. Hỏi với mức đó, muốn đóng 10 bộ bàn ghế như thế trong một ngày phải cần bao nhiêu người thợ mộc? Bài 4: 8m đường trong một buổi, cần 3 người. Hỏi muốn sửa 40m đường với mức đó trong một buổi thì cần bao nhiêu người ? Bài 5: học sinh được mượn một số sách như nhau. Lớp 4A có 45 học sinh được mượn 90 quyển sách. Lớp 4B có 43 học sinh và lớp 4C có 47 học sinh. Hỏi cả hai lớp 4B và 4C được mượn bao nhiêu quyển sách? *.TỈ LỆ NGHỊCH Bài 6: gạo trong thùng đóng vào bao. Nếu đóng mỗi bao 5 kg gạo thì được 6 bao. Hỏi đóng mỗi bao 3kg thì được bao nhiêu bao? Bài 7: bốn (14) người làm xong một con đường trong 5 ngày. Hỏi 35 người làm xong con đường ấy trong bao nhiêu ngày? (sức làm như nhau) Bài 8: một số tiền, nếu mua gạo thơm với giá 3600 đồng một kg thì được 12kg gạo. Nếu mua gạo thường, giá mỗi kg 1800 đồng thì được bao nhiêu kg gạo? Bài 9: ăn của một trường nội trú dự trữ gạo đủ cho 240 học sinh ăn 27 ngày. Có 30 học sinh đến thêm nữa. Hỏi số gạo trên đủ dùng trong bao nhiêu ngày? Bài 10: công trường dự trữ lương thực đủ cho 1200 người ăn trong 35 ngày. Có một số người đến thêm, nên số lương thực đó chỉ đủ dùng trong 25 ngày. Tính số người mới đến thêm. Bài 11: 149-. Có 5 người thợ may, may trong 7 ngày được tất cả là 140 cái áo. Hỏi với 8 người thợ may trong 9 ngày thì được tất cả bao nhiêu cái áo? (năng suất làm như nhau) Bài 12: 150-. Người ta muốn xây một căn nhà, cần có 5 người thợ, mỗi ngày làm việc 8 giờ thì 40 ngày sẽ xây xong. Vì muốn nhanh hơn, nên người ta phải cần đến 8 người thợ, mỗi ngày làm việc 10 giờ. Hỏi trong bao lâu sẽ xây xong căn nhà nói trên? Bài 13: 5 người thợ mộc, làm xong 2 chiếc thuyền phải mất 20 ngày. Hỏi vậy có 8 người thợ, làm xong 3 chiếc thuyền thì phải mất bao nhiêu ngày? (năng suất làm như nhau)
đang nạp các trang xem trước