tailieunhanh - Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh

Để có một nền giáo dục phát triển, mỗi quốc gia, dân tộc cần phải có một nền tảng triết lý giáo dục vững chắc. Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh đã và đang là kim chỉ nam cho nền giáo dục của Việt Nam. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản trong triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng của Người về vị trí, vai trò, mục tiêu, phương pháp giáo dục, về vai trò của người thầy. | TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Nguyễn Xuân Trung Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt: Để có một nền giáo dục phát triển, mỗi quốc gia, dân tộc cần phải có một nền tảng triết lý giáo dục vững chắc. Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh đã và đang là kim chỉ nam cho nền giáo dục của Việt Nam. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản trong triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng của Người về vị trí, vai trò, mục tiêu, phương pháp giáo dục, về vai trò của người thầy. Từ khóa: Hồ Chí Minh; giáo dục; triết lý; đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Triết lý giáo dục là cơ sở lý luận, là công cụ nhận thức, định hướng chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục của đất nước. Hồ Chí Minh là người có triết lý giáo dục sâu sắc. Triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh đã và đang là cơ sở lý luận cho việc hoạch định chính sách phát triển nền giáo dục Việt Nam. 2. Nội dung có bản của triết lý giáo dục Hồ Chí Minh Triết lý giáo dục Hồ Chí Minh là những tư tưởng của Người về giáo dục, trong đó nổi bật là tư tưởng về vị trí, vai trò, mục tiêu, phương pháp của nền giáo dục, về vai trò của người thầy. . Về vị trí, vai trò của giáo dục Giáo dục có vị trí, vai trò đặc biệt đối với sự phát triển con người và xã hội, nó là nhân tố thiết yếu mở đường cho sự nhận thức và cải tạo thế giới, đồng thời cũng là yếu tố sống còn của sự hưng thịnh đất nước. Kế thừa truyền thống hiếu học, coi trọng giáo dục của dân tộc cũng như tư tưởng tiến bộ của các bậc tiền nhân, Hồ Chí Minh đã sớm xác định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [6, ]. Sự nghiệp “trồng người” có vai trò quyết định sống còn, hưng thịnh đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì thế, phải ưu tiên đặc biệt cho giáo dục, phải coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đặc biệt là trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ. Hồ Chí Minh đã đặt niềm tin và kỳ vọng lớn lao vào thế hệ trẻ, những người được học tập, giáo dục theo một triết lý giáo dục của xã hội .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN