tailieunhanh - Chợ ở miền núi xứ Thanh
Nhìn chung, chợ vùng cao xứ Thanh không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là nơi hội tụ, kết tinh, giao lưu và lan tỏa văn hóa vùng miền. Thông qua chợ, các tộc người ở khu vực miền núi xứ Thanh tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn. | CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Mai Văn Tùng Chợ ở miền núi xứ Thanh Mai Văn Tùng * Tóm tắt: Miền núi Thanh Hóa gồm 11 huyện, là không gian sinh tồn chủ yếu của 6 tộc người thiểu số: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú. Do mật độ dân cư thấp, sống phân tán, địa hình chia cắt lớn nên chợ vùng cao xứ Thanh xưa kia chỉ phổ biến loại hình chợ phiên có quy mô liên làng, liên vùng, thậm chí liên vùng giữa hai quốc gia Việt - Lào. Chợ ở miền núi xứ Thanh chủ yếu được lập ở trong không gian văn hóa Mường - Thái, tập trung ở các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Bá Thước Nhìn chung, chợ vùng cao xứ Thanh không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn là nơi hội tụ, kết tinh, giao lưu và lan tỏa văn hóa vùng miền. Thông qua chợ, các tộc người ở khu vực miền núi xứ Thanh tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn. Từ khóa: Chợ; miền núi; Thanh Hóa. 1. Mở đầu Trong xã hội truyền thống, chợ là bức tranh thu nhỏ tình hình kinh tế - xã hội ở từng làng quê Việt Nam, là trung tâm giao lưu kinh tế hàng hóa ở nông thôn các vùng miền. Hay nói cách khác, hình ảnh làng quê và đời sống của người dân được biểu hiện thông qua hoạt động chợ. Vì vậy, nghiên cứu về chợ nói chung góp phần quan trọng trong việc nhận diện đời sống kinh tế - xã hội ở từng thôn làng, vùng miền trước đây cũng như hiện nay. Chợ quê Việt Nam xưa nói chung và chợ quê miền núi xứ Thanh nói riêng không chỉ là nơi trao đổi sản vật người dân quê làm ra mà còn là nơi nuôi dưỡng tinh thần của họ sau những ngày lao động vất vả. Ở đó mang đậm dấu ấn vật chất và tinh thần của từng làng xã, tộc người. Đến chợ từng vùng miền ta sẽ thấy rõ sản vật, đặc trưng văn hóa mang đậm dấu ấn địa phương. Cũng như đến với chợ vùng cao xứ Thanh sẽ nhận thấy rõ dấu ấn văn hóa và sự đa dạng của văn hóa tộc người. Người dân đến chợ trước hết là để mua bán trao đổi hàng hóa, truyền cho nhau những kinh nghiệm buôn bán, đồng thời còn là dịp để chơi chợ. Không chỉ có vậy, chợ còn là nơi gặp gỡ tâm tình, cầu nối hạnh phúc của những .
đang nạp các trang xem trước